Làm gì để hỗ trợ người thân khi điều trị ung thư vú?
Ngay cả khi bệnh nhân tỏ ra mạnh mẽ bên ngoài, nhưng bạn hãy hiểu rằng tâm trí và cơ thể của họ vẫn đang trong quá trình hồi phục sau ảnh hưởng của ung thư vú. Vì vậy, thấu hiểu tâm lý và giúp họ vượt qua lo lắng.
Nếu bạn đã từng mất một người thân yêu, bạn có thể nhớ lại cảm giác ngay sau khi họ mất: bạn bè đến thăm bạn, nói chuyện chia buồn cùng bạn, mang thức ăn cho bạn, nói chung là quan tâm, lo lắng cho bạn rất nhiều. Nhưng khi vài ngày trôi qua hoặc vài tuần trôi qua thì những điều đó sẽ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn.
Đối với bệnh nhân sau ung thư vú cũng thế, ban đầu họ nhận được rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc của mọi người xung quanh nhưng điều đó càng ngày càng giảm bớt đi, khiến một số người có thể đột nhiên cảm thấy cô đơn, buồn bã trong khi họ vẫn đang phải vật lộn để thích nghi với tình trạng mới.
Lúc này, bạn là người thân bên cạnh họ, bạn cần làm gì để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường, vui tươi và suy nghĩ lạc quan hơn?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề mà người bệnh cần bạn thấu hiểu nhất.
Để điều trị bệnh ung thư vú, bệnh nhân có thể bị phẫu thuật cắt bỏ vú
I. Hiểu tổn thương và nỗi buồn của bệnh nhân
Bạn nên biết rằng khi điều trị, bệnh nhân ung thư vú đã phải trải qua rất nhiều mất mát cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này bao gồm họ có thể bị mất đi một bộ phận trên cơ thể hoặc mất chức năng hoạt động trước đó.
Với sự mất mát đi kèm với việc làm thế nào để trở lại cuộc sống bình thường với diện mạo mới là điều vô cùng áp lực đối với bệnh nhân.
Vì vậy, ngay cả khi bệnh nhân có vẻ ngoài mạnh mẽ, tỏ ra cứng rắn thì bạn hãy hiểu rằng tâm trí và cơ thể của họ vẫn đang hồi phục sau chấn thương, họ chưa thể nào vui vẻ như cách mà họ thể hiện ra bên ngoài.
II. Hiểu nỗi sợ tái phát
Bạn có thể thắc mắc tại sao người thân của bạn lại không vui mừng khi họ vừa chữa trị thành công bệnh ung thư vú, mà lúc nào cũng buồn và cảm giác lo sợ. Bởi vì thực tế có tới 50% những người điều trị ung thư vú thành công vẫn lo lắng căn bệnh của họ sẽ tái phát.
Nỗi sợ tái phát này là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ bệnh nhân nào cũng phải đối mặt khi cơ thể họ đã có nhiều thay đổi, và nguy cơ tái phát là có nếu họ không chăm sóc bản thân tốt hơn.
Sau điều trị ung thư vú bệnh nhân rất sợ bệnh tái phát
III. Hỏi nhu cầu của họ là gì
Bạn có thể nghĩ ra đủ mọi cách để cố gắng làm thay tất cả mọi thứ hoặc cố gắng trút bỏ gánh nặng về căn bệnh này cho bệnh nhân, tuy nhiên nó không phải là việc làm đúng đắn, mà ngược lại đây phải là lúc bạn cần lắng nghe nhiều hơn để hiểu được người thân của bạn đang cần gì.
Bởi vì họ có thể đang rất mệt mỏi nên có những thứ có thể vô thưởng vô phạt đối với bạn nhưng lại là nguyên nhân kích thích họ, chẳng hạn như thực phẩm mà họ không thể ăn thì không nên cố gắng gượng ép họ.
Hãy lắng nghe cẩn thận về những mong muốn của bệnh nhân để giúp họ cảm thấy được kết nối và thấu hiểu.
Nhưng nếu họ cảm thấy bế tắc khi không biết mình cần gì hay phải làm gì, thì bạn có thể đề nghị giúp họ trở lại đúng hướng bằng cách tập thể dục hoặc các hình thức chăm sóc bản thân khác mà họ cảm thấy thoải mái.
IV. Không ngừng quan tâm bệnh nhân
Hơn bất cứ điều gì, bệnh nhân lúc nào cũng mong muốn bạn sẽ luôn tiếp tục bên cạnh quan tâm họ và họ không bao giờ muốn mình là gánh nặng cho bạn.
Do đó hãy tiếp tục quan tâm, lo lắng, chia sẻ, động viên bệnh nhân để họ cảm thấy an toàn và vui vẻ khi bên bạn, nhờ đó sức khỏe sẽ nhanh hồi phục hơn.
Người nhà nên quan tâm và chia sẻ với bệnh nhân ung thư vú nhiều hơn sau khi họ điều trị
V. Hiểu các thay đổi của bệnh nhân
Bạn đã chạy bộ với người bạn của mình được 10 năm, và bây giờ khi cô ấy khỏe mạnh trở lại sau quá trình dài điều trị ung thư vú, bạn đang tự hỏi tại sao cô ấy không thích chạy bộ nữa?
Khi một người nào đó đã trải qua một sự cố đau buồn như bệnh tật thì tất cả những thói quen, quan điểm cũng có thể sẽ bị thay đổi. Những gì đã từng là quan trọng đối với bệnh nhân có thể bây giờ không còn liên quan nữa.
Do đó, bạn cũng không nên bất ngờ hay ép buộc họ trở lại với thói quen và sinh hoạt như trước.
VI. Chăm sóc bản thân
Làm sao bạn có thể chăm sóc người khác nếu bạn không chăm sóc chính mình?
Bởi khi bạn có đủ sức khỏe, đủ bao dung và lòng kiên nhẫn bạn mới có thể truyền nặng lượng tích cực và chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Do đó, sau những giờ chăm sóc bệnh nhân, bạn hãy tự cho bản thân mình được một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức và tiếp tục giúp đỡ bệnh nhân phục hồi tốt hơn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình