Hotline 24/7
08983-08983

Xử trí như thế nào khi miếng dán chống say xe gây mờ mắt?

Câu hỏi

Có trường hợp sau bị mờ mắt do dán miếng dán chống say xe trong thời gian dài, hoặc xuống xe rồi quên không gỡ, theo bác sĩ phải xử trí thế nào ạ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bạn đọc thân mến,
Không dùng miếng dán chống say xe cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Khi đang dán miếng dán chống say xe xuyên da mà cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ mắt thì phải bóc miếng dán ra khỏi da.
Sau khi gỡ miếng băng dán, nên rửa tay thật kỹ để thuốc trong miếng dán không dính vào đồ ăn, thức uống vô tình được đưa vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu thấy tình hình mờ mắt không cải thiện mà nghiêm trọng hơn thì phải đi bệnh viện để bác sĩ khám.
Trân trọng.
Mời tham khảo thêm:

Miếng băng dán (hay còn gọi là cao dán) dùng dán lên da sau tai để chống say tàu xe. Khác với các loại cao dán thông thường chỉ có tác dụng ngay tại chỗ dán, miếng dán chống say tàu xe là loại có tác dụng toàn thân hay còn gọi là băng dán xuyên da (có tác dụng không khác gì thuốc uống).

Sau khi dán lên da khô phía sau tai, các thành phần thuốc trong miếng dán sẽ thấm dần xuyên qua da vào máu và phát huy tác dụng toàn thân (còn gọi là hệ điều trị xuyên da - transdermal therapeutic system, viết tắt là TTS).

Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình chữ nhật hay hình tròn. Khi dán trên da, các dược chất sẽ thấm qua da để vào tĩnh mạch dưới da, vào máu. Miếng dán có chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da (vùng sau tai), thuốc sẽ thấm dần vào máu với một lượng đủ có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X