Hotline 24/7
08983-08983

Xạ hình và xạ trị tuyến giáp có giống nhau không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Bác sĩ cho cháu hỏi xạ hình tuyến giáp và xạ trị tuyến giáp có giống nhau không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Xạ hình tuyến giáp là 1 phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Còn xạ trị tuyến giáp là 1 phương pháp dùng để điều trị ung thư giáp.

Iod không phóng xạ (127I) là một trong những nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon giáp. Xạ hình tuyến giáp là phương pháp dùng các đồng vị phóng xạ của Iod (131I, 123I) với lượng nhỏ để tuyến giáp bắt lấy và chuyển hóa như iod thường rồi ghi hình giúp đánh giá vị trí, kích thước, cấu trúc và hoạt động chức năng tuyến giáp.

Xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, hạt proton, electron hoặc I ốt phóng xạ để tiêu diệt các khối u ác tính tại tuyến giáp hoặc các khu vực di căn. 2 loại xạ trị thường được sử dụng là I - 131 (lượng cao) và xạ trị từ bên ngoài.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xạ trị ung thư tuyến giáp là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, hạt proton, electron hoặc I ốt phóng xạ để tiêu diệt các khối u ác tính tại tuyến giáp hoặc các khu vực di căn.

Trước khi tiến hành xạ trị, các bác sĩ sẽ phải tính toán cẩn thận lượng chiếu xạ vào cơ thể để đảm bảo vừa đủ để tiêu diệt khối u và không gây hại tới các mô lành xung quanh.

Có 4 loại ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến giáp thể nhú (chiếm khoảng 70 – 80%), ung thư tuyến giáp thể nang (10 – 15%), ung thư tuyến giáp thể tủy (5 – 10%) và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (dưới 2%). Ngoại trừ ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa – loại ác tính nhất của ung thư tuyến giáp, các loại ung thư còn lại đều khá nhạy với xạ trị.

Các bác sĩ thường chỉ định điều trị xạ trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp khi khối u đã di căn hạch cổ. Lúc này xạ trị đóng vai trò là phương pháp bổ trợ kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Có 2 loại xạ trị thường được sử dụng là I – 131 và xạ trị từ bên ngoài.

- I – 131: tế bào ung thư tuyến giáp khá nhạy với I – ốt nên đây được coi là phương pháp tiêu diệt khối u hiệu quả sau phẫu thuật. Một ưu điểm của phương pháp xạ trị này là ít gây hại tới các mô lành do các tế bào này không có đặc tính hấp thu I -131 nên không phải chịu nhiều tác động của chất phóng xạ. I ốt phóng xạ này có thể được đưa vào cơ thể bằng 2 cách: tiêm hoặc uống.

- Xạ trị từ bên ngoài: thường được áp dụng khi tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn đến xương và các bộ phận khác. Lúc này, xạ trị có tác dụng làm giảm sự nhân lên của các tế bào ác tính.

Xạ trị ung thư tuyến giáp khá an toàn khi sử dụng liều thấp. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh nhân phải sử dụng I ốt phóng xạ liều cao các bác sĩ khuyến cáo:

- Tránh tiếp xúc tia xạ với người khác, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Sử dụng I – 131 liều cao có thể phải cách ly 3 – 7 ngày để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh.
- Nữ giới điều trị ung thư tuyến giáp bằng xạ trị có thể gây mãn kinh sớm. Trường hợp nam giới có thể gây vô sinh trong thời gian ngắn (2 năm).


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X