Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Vướng họng, dịch đờm đặc quánh, khó thở... triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Cách đây 4 tháng em bị vướng mắc ở cổ họng. Em có đi khám Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM thì bác sĩ bảo em bị viêm xoang hàm, sàng hai bên, và viêm họng. Em điều trị một thời gian nhưng không bớt. Em đi chụp CT ở Hòa Hảo thì bác sĩ kết luận em bị viêm xoang hàm, sàng hai bên, có mõm trâm bên phải dài 23mm, bên trái dài 27mm, nhưng bác sĩ vẫn két luận em bị viêm xoang và viêm họng. Em uống thuốc hoài không khỏi mà nặng hơn. Ở cổ họng em hai bên bị đâm như cái gai vậy, thành cổ họng bị sưng, dịch đờm, nhớt ở phía trên trong thành hầu khoang miệng chảy ra và vướng lại ở đó rất nhiều, sau đó lại chảy dịch đờm xuống họng không long ra được, cứ bám ở cổ họng làm em bị nghẹt thở. Nhiều lúc em khạc ra có dịch màu trắng trong đặc quánh, và vị của dịch lúc thì mặn, lúc thì dịu mát, lúc thì ngọt. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị viêm xoang và đó là dịch của xoang chảy ra hay em còn bị bệnh khác ạ? Mõm trâm dài như vậy có biến chứng gì không? Hiện tại vùng trên khoang miệng em rất vướng mắc khó thở, cổ lúc nào cũng vướng và bị đâm rất đau, dịch đờm thì không long ra được.
Trả lời
Mỏm trâm là 1 mảnh xương mỏng ở vùng nền của xương thái dương, ngay phía sau mỏm chũm. Cùng với dây chằng trâm móng và sừng nhỏ của xương móng, mỏm trâm hình thành “phức hợp trâm móng”. Cấu trúc này phát triển bào thai từ sụn Reichert của khe mang. Chiều dài bình thường của mỏm trâm khoảng 2,5-3 cm, do đó kết quả CT kích thước mỏm trâm của bạn là bình thường.
Dấu hiệu bạn mô tả cùng với kết quả CT phù hợp với bệnh viêm xoang mạn tính, đây là bệnh lý thường dai dẳng, dễ tái phát nhưng nếu tuân thủ tốt thì vẫn có thể điều trị triệt để, giảm tối đa triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân.
Do đó, bạn nên tái khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và kiên nhẫn theo phác đồ của bác sĩ cho đến khi bệnh khỏi hẳn bạn nhé.
Thân mến.
>> Mắc đờm ở cổ họng, mất khứu giác, viêm xoang mạn, uống thuốc gì?
Viêm xoang mạn tính
là một bệnh lý thường gặp khi các khoảng trống trong mũi (xoang) bị
viêm và sưng lên ít nhất 12 tuần cho dù bạn có điều trị hay không. Các phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng bao gồm: - Nghỉ ngơi - Uống nhiều nước lọc hay nước trái cây. Tránh các thức uống có chứa caffeine hoặc cồn. - Giữ ẩm các xoang. Bạn có thể dùng chén nước nóng để xông mặt và giữ cho hơi nước xông thẳng vào mặt. Bạn cũng có thể tắm nước ấm, hít thở không khí ấm, ẩm để giúp giảm đau và dễ thoát dịch nhầy mũi. - Đắp khăn ấm, ẩm quanh mũi, cằm và mắt để giảm đau. - Rửa mũi bằng nước muối hay nước rửa mũi đặc biệt. Bạn có thể thực hiện tại nhà bằng cách dùng nước sạch, vô khuẩn, đã được đun sôi và để nguội để nhỏ giọt hoặc dùng máy xông. Bạn cần đảm bảo nước vô khuẩn và đủ độ ẩm. - Nằm đầu cao giúp dẫn lưu thông dịch và giảm sung huyết. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình