Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao tắm đêm lại dễ gây đột tử?

Câu hỏi

Tại sao tắm đêm lại dễ đột tử vậy ạ? Theo bác sĩ, những người đi làm về muộn nên vệ sinh cơ thể thế nào là an toàn? Tắm ngay sau khi thức dậy, tắm sau khi ăn no có nguy hiểm như tắm đêm không ạ?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch


Bệnh mạch vành tim. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn Duy Minh,

Tắm đêm dễ gây đột tử chỉ là truyền thuyết. Tuy nhiên, những người bị bệnh mạch vành tim, những người bị cao huyết áp thì hạn chế tắm đêm, nhất là tắm với nước lạnh, vì: Khi tắm nước lạnh có thể gây co thắt mạch đột ngột gây nên những cơn đột tử do tim.

Thời điểm tốt nhất để tắm là sau khi ngủ dậy, cơ thể đã khỏe mạnh hoàn toàn với 1 vài động tác khởi động nhẹ nhàng chứ không cần thiết phải ra mồ hôi.

Về lý thuyết, sau khi ăn no nên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ sau mới nên tắm, vì sau khi ăn no, toàn bộ lượng máu trong cơ thể có khuynh hướng dồn về hệ tiêu hóa để thực hiện nhiệm vụ. Nếu chúng ta tắm ngay sau khi ăn no, nhất là với nước lạnh, sẽ dễ làm thay đổi tình trạng co thắt mạch máu, điều này không tốt cho sức khỏe.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Triệu chứng

Đau thắt ngực (ĐTN) là triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh mạch vành.

- Tính chất đau: cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói châm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nhiệt hoặc hỏa bốc lên từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.

- Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...)

- Đau thường lan tỏa: lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...

- Đau sườn phải là do máu bị ứ đọng ở vùng gan

Chữa trị

- Người bệnh phải dùng thuốc dài hạn, từ năm này qua năm khác và phải được khám điều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim. Vì bệnh có liên quan đến một loạt các căn bệnh khác như tăng huyết áp, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần phải tập luyện thế dục hằng ngày và ăn kiêng đều đặn.

- Điều trị nội khoa: điều trị băng thuốc, có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau - vasopolis đơn độc, dùng lâu dài hoặc kết hợp với các nhóm hạ mỡ máu (cholesterol máu) trong 1 giai đoạn đầu.

- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành, kỹ thuật nong động mạch vành, đặt stent. 

Phòng bệnh

- Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày: hạn chế ăn mỡ động vật, cai rượu bia, cai thuốc lá, giảm cân, kiểm soát huyết áp, đường huyết, tập thể dục đều đặn...

- Phòng bệnh mạch vành, tăng mỡ máu bằng các thảo dược (vasopolis).

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X