-
Vì sao phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới?
Câu hỏi
Thưa BS.CK2 Dương Văn Mười Một, suy giãn tĩnh mạch vì sao thường gặp ở những đối tượng nào? Tại sao phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới? Cảm ơn bác sĩ đã giải đáp.
Trả lời
Ngoài ra, đây còn gọi là bệnh của ông bà những người lớn tuổi ngồi một chỗ trên ghế bố hoặc xe đẩy mà chân không được kê cao. Chính vì tư thế đó mà máu ở chân sẽ ứ đọng trong suốt 4-8 tiếng đứng liên tục hoặc ngồi liên tục, từ đó gây nên triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Ở phụ nữ thường gặp hơn so với nam giới vì lý do liên quan đến nội tiết tố, mang thai, sử dụng thuốc ngừa thai,...
Phó khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu
Bệnh viện Nhân dân 115
Suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua đừng giai đoạn, nhẹ nhất là hiện tượng đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối. Nặng hơn, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh gây viêm sưng, rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, cắt cụt chi. Người bệnh suy tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu mờ nhạt, chính bệnh nhân cũng không biết. Người bệnh chỉ cảm giác đau chân, nặng chân, nhưng đa số bệnh nhân không nghĩ rằng bị suy tĩnh mạch mà chủ quan vì lầm tưởng các cảm giác đau chân, sung phù to hơn bình thường là do đứng hoặc ngồi lâu. Chính vì những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi vì các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, không thấy rõ, nên người bệnh ít chú ý đến và dễ bỏ qua. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình