Bác sĩ điều trị khoa Tiêu hóa, BV Nhân dân Gia Định - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Vì sao đi ngoài phân cứng dù có ăn rau và tập thể dục thường xuyên?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Cách đây 1 năm, em có 1 đợt đi cầu phân cứng, cảm giác đầu phân to, cứng phải rặn mạnh mới ra được kèm cảm giác nóng rát ở hậu môn, tình trạng này kéo dài chừng 2 tuần thì em lúc đi cầu thấy có máu nhỏ giọt sau phân. Sau đó em đi nội soi tại BV Nhân dân Gia Định thì BS chẩn đoán nứt hậu môn cho thuốc progtolog về đặt 3 ngày kết hợp vơi chế độ ăn nhiều rau và uống nhiều nước thì khỏi hẳn. Nhưng khoảng 2 tuần trờ lại đây, tình trạng đi cầu phân cứng xuất hiện lại (lúc đó em đang dùng Whey protein bổ sung protein cho người tập thể hình) khiến em đi cầu ra máu như trên, đi khám thì BS cho thuốc Daflon, proctolog, duphalac, antibio uống 5 ngày thì hết chảy máu. Nhưng tình trạng phân cứng vẫn không giảm, mặc dù em uống nhiều nước, ăn nhiều rau (1 ngày uống 3,5-4L nước), cộng với có đi tập tạ thường xuyên mỗi ngày. Sau đó em dừng uống WHey thì phân vẫn cứng không thay đổi. Em xin hỏi lý do tại sao em lại bị đi cầu phân cứng dù chế độ ăn uống của em rất ổn và có hoạt động thể dục thường xuyên. Em xin cám ơn BS. (Vinh Quang - thelight...@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Táo bón là hiện tượng mà quá 3 ngày vẫn chưa đi đại tiện được hay dưới 3 lần 1 tuần, có thể có đau bụng từng cơn, phân cứng, có thể vón cục.
Nguyên nhân:
+ Do chế độ ăn như: uống ít nước, ăn ít chất xơ.
+ Do chế độ sinh hoạt: ít vận động, ngồi lâu, đặc biệt là nhân viên văn phòng, ngủ không đủ giấc, stress, nhịn lâu.
+ Nguyên nhân thực thể có thể do u, bướu trong hay ngoài đường tiêu hóa chèn ép, phình đại tràng, đại tràng giảm nhu động. Cũng có thể do bệnh lý toàn thân như suy giáp, tinh thần bị ức chế.
+ Táo bón gây nứt hậu môn, nứt hậu môn gây đau và bạn sẽ ngại đi cầu hơn vì sợ đau, trở thành một vòng xoắn
Bạn đã thay đổi chế độ ăn phù hợp, tuy nhiên về vận động, tập tạ giúp bạn tăng cơ bắp không giúp ít nhiều trong táo bón, bạn có thể dành thêm thời gian để đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… các loại hình này sẽ giúp bạn nhiều hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng nên đến khám BS Nội tiêu hóa để loại trừ các nguyên nhân thực thể có thể gây bệnh nhé.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình