Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Vì sao bụng dạ bồn chồn, mệt mỏi, xuống tinh thần khi suy nghĩ đến bệnh?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Em năm nay 40 tuổi, có triệu chứng không muốn ăn, ăn vào thì buồn nôn. Em nghĩ gan không tốt nên đã đi xét nghiệm siêu âm và do nhu mô gan thấy gan tốt bình thường. 8 năm trước đây em đi nội soi thì được biết bị viêm dạ dày và đại tràng. Hiện tại mỗi lần buồn nôn thì em dùng viên sủi Actiso có 60mg Actiso, 300mg rau ngổ, 300mg rau má… thì thấy bớt triệu chứng buồn nôn và mát bụng. Mỗi lần em nghĩ các triệu chứng liên quan đến xơ gan là em thấy bụng dạ bồn chồn và mệt mỏi, xuống tinh thần. Em đọc trên internet thì thấy tại suy nghĩ nhiều cho nên em bị như vậy. Không biết có đúng vậy không, nhưng em đã mua men vi sinh Bifina R đang uống bữa đầu tiên. Hiện tại tâm trạng em không được tốt nên suy nghĩ nhiều lắm. Em mong bác sĩ cho em vài lời khuyên. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Trả lời
Trong cuộc sống, ai cũng đôi trải qua cảm giác lo âu, đây là vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên, người cảm thấy lo âu quá thường xuyên, quá nhiều hoặc quá lâu có thể gặp chứng bệnh rối loạn cảm xúc gọi là Rối loạn lo âu. Đây là một bệnh tâm thần có thể khiến cuộc sống của người bệnh có quá nhiều điều phải lo ngại, e sợ, hoặc căng thẳng, sợ hãi dai dẳng thường xuyên và có thể trở nên ngày càng trầm trọng hơn nếu không được chữa trị.
Những dấu hiệu cho thấy lo âu trở nên bệnh lý bao gồm:
- Bệnh nhân khó kiểm soát được mối lo âu của mình
- Cảm giác lo lắng và cáu gắt
- Nhức mỏi cơ thể, trong đó bao gồm cả đau đầu hoặc đau nhức ở nơi khác trên cơ thể mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Mất ngủ và dễ bị mệt mỏi
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn lo âu còn mô tả một số triệu chứng khác như:
- Vả mồ hôi, tim đập nhanh, run rẩy, tức ngực, khó thở
- Cảm giác sợ chết, trở nên điên dại, hoặc mất sự kiểm soát
- Các triệu chứng tiêu hoá như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát sau xương ức, tiêu lỏng kéo dài…
Về mặt sinh lý bệnh, yếu tố thần kinh có thể gây rối loạn tiết dịch vị dạ dày, giảm tiết nước bọt, giảm tiết dịch mật, dịch tụy… Lâu ngày có thể gây ra tổn thương thực thể, tức là gây bệnh lý thật sự ở đường tiêu hoá.
Do đó, trước hết em nên nghiêm túc đến khám ở bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hoá, để bác sĩ làm rõ chẩn đoán và giải quyết mối lo ngại về sức khoẻ mà em đang phải suy nghĩ nhiều về nó. Sau đó, nếu vấn đề lo lắng chưa được giải quyết em nên nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần kinh em nhé!
Thân mến.
>> Đầu óc lâng lâng, nặng ngực, có phải do rối loạn lo âu, trầm cảm nặng hơn?
Lo
âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy
nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá
mức về các tình huống hằng ngày. - Tập thể dục hàng ngày; - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày. - Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ. - Tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm: triệu chứng rối loạn lo âu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tâm thần khác, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. - Chủ động: tham gia hoạt động mà bạn yêu thích, tích cực trong quan hệ xã hội. - Tránh dùng thức uống có cồn, chất kích thích: cồn, chất kích thích làm rối loạn lo âu tệ hơn. Nếu bạn nghiện các chất này, hãy bỏ càng sớm càng tốt. Tư vấn bác sĩ và tìm nhóm hỗ trợ khi cần thiết. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình