Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Vì sao bị ngất xỉu khi đi đại tiện?
Câu hỏi
Em gái của em 32 tuổi, lấy chồng được nửa năm, đang sinh sống tại Thỗ Nhỹ Kỳ. 5 tháng gần đây, lúc đi toilet có các triệu chứng sau (xảy ra 5 lần): Mặt tái, không còn xí máu, toát mồ hôi trán, đi phân nhỏ nhỏ, không lỏng, đi phân ít, đau âm ỉ ở bụng, có khi ngất té rồi tỉnh lại, xong rồi hết, không đi cầu thêm nữa. Nghỉ ngơi chút lại bình thường. Em gái em tiền sử không có bệnh gì. Chỉ có 1 lần bị tụt canxi do nhận tin sốc khi người thân mất. (Trần Xuân Trang - xtrang.dx@gmail.com)
Trả lời
Ở một số người, hành động rặn mạnh khi đại tiện có thể gây ra phản xạ vagal. Nguyên nhân là do thần kinh sọ số 10, vốn chi phối cho cả tim và dạ dày - ruột, bị kích thích khi rặn mạnh làm tim đập chậm lại, huyết áp hạ thấp. Đôi khi phản xạ này quá mạnh có thể gây ngất.
Ngất khi đại tiện đã được ghi nhận, còn gọi là ngất do phản xạ phế vị. Đặc biệt, ở những người thường xuyên táo bón, phải rặn nhiều khi đi cầu, có khả năng mắc bệnh trĩ. Đây cũng là nguyên nhân gây mất máu mạn tính, dẫn đến thiếu máu, dễ chóng mặt, chóng váng và nặng hơn là ngất.
Như vậy, trước hết bạn nên cho em gái mình đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát, xem có thiếu máu, có bệnh lý tim mạch, thần kinh gì hay không. Sau đó sẽ nhờ bác sĩ tư vấn cho em gái cách để hạn chế táo bón (uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, ăn thêm rau, tránh căng thẳng) hoặc kê toa một số sản phẩm giúp nhuận tràng.
Thân mến!
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường không có khái niệm về khung giờ đi vệ sinh cố định. Theo kiến nghị của bác sĩ chuyên khoa đến từ Bệnh viện Vũ Hán (Trung Quốc), những người ở độ tuổi thanh niên thường xuyên đi đại tiện quá 5 phút có khả năng cao mắc phải chứng bệnh về hậu môn,trực tràng, đặc biệt là căn bệnh u nhú hậu môn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình