Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc lao có ảnh hưởng chỉ số sinh hóa nước tiểu không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Dạo gần đây em bị đau nhức thắt lưng, sau đó lan sang 2 bên hông hơn 10 ngày nay. Em có đi kiểm tra, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp Xquang cột sống; kết quả siêu âm và Xquang hoàn toàn bình thường. Chỉ số sinh hóa nước tiểu sau khi bác sĩ xem xong thì chẩn đoán em bị nhiễm trùng tiết niệu, Protein trong nước tiểu 25 mg/dl (BT 0-20), NITRIT Postive mg/dl, Urobilinogen 4 mg/dl (BT 0.1-1). Em đang uống thuốc kháng lao đến tháng thứ 4, cuối tháng 9 em làm xét nghiệm sinh hóa máu thì ceratinin với ure bình thường (lúc em thử nước tiểu là vừa ăn no và uống thuốc kháng lao lúc 9g). Em muốn hỏi với những chỉ số trên, thận của em có phải đang gặp vấn đề khi chỉ số protein trong máu xuất hiện tăng cao không ạ? Việc uống thuốc lao có ảnh hưởng sai lệch đến chỉ số sinh hóa nước tiểu không? Em xin cảm ơn.

Trả lời
Nhiễm trùng tiểu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nhiễm trùng tiểu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, trong đó có nhiễm lao, nhiễm trùng tiểu, hoặc các tình trạng cấp tính khác, phần nào sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số protein trong tổng phân tích nước tiểu. Chỉ số nitrite nước tiểu dương tính gợi ý khá nhiều tới nguyên nhân nhiễm trùng tiểu.

Nếu điều trị đúng phác đồ và kịp thời thường ít khi ảnh hưởng đến chức năng thận về lâu dài. Do đó, bạn nên khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ Nội Thận để cải thiện sớm tình trạng bệnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất.

Khi phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh từ đó định hướng xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Việc chẩn đoán và xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp cho bác sĩ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp với cơ thể của người bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nhẹ và chưa di căn thành biến chứng thì có thể được chữa khỏi từ 7 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, sau khi chữa trị người bệnh cũng nên tái khám lại để kiểm tra và xem bệnh có dấu hiệu tái phát không. Trong trường hợp, nam giới bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt thì việc điều trị thuốc kháng sinh có thể kéo dài trên 3 tuần.

Ngoài ra, để việc điều trị bệnh đạt kết quả cao thì nam giới nên tập cho mình thói quen sinh hoạt hợp lý như đi vệ sinh trước và sau khi quan hệ, vệ sinh vùng kín mỗi ngày, quan hệ tình dục an toàn,… Nếu có các dấu hiệu của bệnh thì nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.




Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X