Hotline 24/7
08983-08983

Trường hợp nào được chỉ định nhổ răng khôn?

Câu hỏi

Khi răng khôn mọc, trường hợp nào được bác sĩ chỉ định nhổ, trường hợp nào bệnh nhân có thể chung sống hòa bình với nó ạ?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Răng khôn cũng như tất cả những răng khác, khi snh ra đã là 1 bộ phận của cơ thể, có trường hợp phải nhổ và có trường hợp không cần nhổ. Nếu răng khôn mọc thẳng, đều không ảnh hưởng răng bên cạnh cũng như chức năng ăn nhai, không cản trở quá trình khớp cắn, không bị sâu thì nó có thể sống chung với chúng ta suốt đời, không gây ảnh hưởng.

Răng khôn rất ít chức năng, vì là răng trong cùng nên khi ăn nhai không cần sử dụng tới, tất cả răng số 7 trở ra đã thực hiện đầy đủ chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, còn răng khôn không cần sử dụng tới. Vì vậy khi nào có biến chứng sẽ được chỉ định nhổ.

Một số trường hợp phải nhổ, đặc biệt là răng khôn hàm dưới, khoảng cách giữa hàm và góc trong cùng của hàm rất bé, lúc răng mọc sau cùng lên không đủ khoảng trống dẫn đến tình trạng nướu và lợi nhô lên trên có tình trạng thức ăn nhồi nhét dẫn đến đau, viêm, uống thuốc khỏi nhưng về sau lại bị lại, nên việc đầu tiên phải giải quyết việc cắt lợi chùm.

Chúng ta cũng nên nhổ răng khôn khi: răng khôn đâm vào răng bên cạnh gây tình trạng viêm nướu, sâu răng số 7. Hoặc khi răng khôn mọc đẩy cả hàm bị xô lệch thì mới cần nhổ răng khôn, chứ không nhất thiết răng khôn nào cũng cần nhổ.

Nói vậy nhưng không phải là răng khôn hoàn toàn vô ích. Một số từ hợp khi đến phòng nha đã mất sẵn răng số 6. Lý do là vì răng số 6 mọc từ 6-8 tuổi, khi đó khả năng vệ sinh của các em kém, răng vĩnh viễn lại không thay thế được, khi đã mất đi có thể có cách giải quyết là chỉnh nha. Chúng ta sẽ kéo răng số 7 vào vị trí răng số 6 đang bị trống, kéo răng số 8 vào vị trí răng số 7. Lúc này, răng số 8 đảm nhiệm vị trí và chức năng của răng số 7, từ một chiếc răng thừa thãi và “thất nghiệp”, sau khi chỉnh nha nó đã có “công ăn việc làm”, đó cũng là một số ít trường hợp răng khôn trở nên hữu ích.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Các xét nghiệm cần làm trước khi nhổ răng khôn và chi phí?

>>Sau nhổ răng khôn, bao lâu có thể trò chuyện như bình thường?

BS.CK1 Phan Bá Ngọc - Nha khoa Hạnh Phúc

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X