Hotline 24/7
08983-08983

Sau nhổ răng khôn, bao lâu có thể trò chuyện như bình thường?

Câu hỏi

1. Tôi muốn hỏi chi phí thăm khám và nhổ răng khôn hàm dưới là bao nhiêu vì tôi thấy bảng giá ghi không rõ là chi phí cho 1 răng hay 2 răng của hàm dưới? 2. Tôi có thẻ BHYT nhưng nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện quận 3 thì tôi sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM? 3. Nhổ răng xong bao lâu thì có thể nói chuyện lại bình thường? Xin cám ơn. (Nguyễn Thị Như Thủy - nhuthuykhtn…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Như Thủy thân mến,

Răng khôn hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba là răng mọc muộn nhất vào lúc 18 đến 25 tuổi. Chính vì răng này mọc vào tuổi trưởng thành nên người ta hay gọi là “răng khôn”.

Trước tiên bạn cần thăm khám với bác sĩ để xem xét trường hợp của mình đã cần nhổ răng khôn hay chưa?

Nếu có chỉ định, trước khi nhổ răng khôn, bạn có thể được làm xét nghiệm máu, chụp X-Quang... Chi phí khoảng dưới 500.000 đồng. Khi khám với bác sĩ, bạn cần trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có.

Trước khi nhổ răng khôn nên tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

Nhổ răng khôn thông thường không cần nằm viện, trừ những trường hợp có biến chứng nặng hoặc có các bệnh lý toàn thân như đã nói ở trên. Chi phí khoảng 1 triệu đồng/ 1 răng, tuy nhiên nếu bạn có bệnh lý cần nhập viện theo dõi thì chi phí khoảng 2 triệu đồng/ 1 răng. Ngoài ra, chi phí này sẽ còn thay đổi tùy theo trường hợp cụ thể, dịch vụ bạn chọn.

Sau khi nhổ răng khôn bạn nên thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ, chườm lạnh trong 24 giờ đầu và nghỉ ngơi. Ngoài ra bệnh nhân cần tránh những việc sau: Tránh ăn đồ rắn thô, không mút chit nơi răng nhổ, không khạc nhổ nhiều và mạnh; Không súc miệng trong 6 giờ đầu tránh nguy cơ chảy máu lại; Không nhai kẹo cao su hay hút thuốc, không chườm nóng trong 24 giờ đầu; Không uống bia rượu trong 24 giờ đầu.

Thông thường, việc nhổ răng khôn không ảnh hưởng gì đến khả năng giao tiếp, trò chuyện. Một số trường hợp thường bị há miệng hạn chế sau nhổ răng khôn, nguyên nhân thường là do bệnh nhân bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên kích thích cơ cắn gây co cơ, cũng có thể khi tiêm gây tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm. Dấu hiệu này thường giảm và hết sau 2 đến 3 ngày sau nhổ răng. Nếu khít hàm kéo dài quá 1 tuần là bất thường và cần tới bác sĩ để xác định nguyên nhân và xử trí. Như vậy, bạn cần tập há miệng sau khi triệu chứng đau và sưng giảm nhiều.

Nếu có BHYT thì bạn cần xin giấy chuyển tuyến để được hưởng mức quyền lợi cao nhất. Nếu bạn đi nhổ răng khôn thuộc trường hợp bệnh lý tức là nhổ răng theo chỉ định của bác sĩ thì bạn sẽ được BHYT chi trả. Nếu bạn đi nhổ răng theo nhu cầu phòng bệnh, làm đẹp hoặc một lí do tự phát nào khác thì sẽ không được hưởng BHYT.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM để được tư vấn:

263 - 265 Trần Hưng Đạo, Q.1, TPHCM
ĐT: 028 38 360 191 ; 028 38 377 584
ĐT Cấp cứu hàm mặt : 028 39 202 868
ĐT Phòng khám, điều trị và cấy ghép implant: 028 38 377 580
ĐT Khoa điều trị tổng hợp kỹ thuật cao 1: 028 38 360 191
ĐT Khoa điều trị tổng hợp kỹ thuật cao 2: 028 38 368 845
ĐT Khoa điều trị đặc biệt: 028 38 367 595
Email: ranghammat@hcm.vnn.vn
Website: http://www.bvranghammat.com
http://www.bvranghammat.vn

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X