Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Em đi siêu âm thai 28 tuần, dịch màng ngoài tim 4mm, như vậy có nguy hiểm không ạ?
Trả lời
Tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi có nguy hiểm? Ảnh minh họa - nguồn internet
Chào bạn,
Tràn dịch màng ngoài tim khi lớp dịch màng ngoài tim >2mm. Khi có tràn dịch màng ngoài tim, cần kiểm tra xem có bất thường khác ở tim hay không như nhịp tim và cấu trúc tim. Cần kiểm tra kỹ các màng ở các cơ quan khác như: màng bụng, màng phổi, tinh hoàn, phù da…để loại trừ phù nhau thai không do miễn dịch.
Nếu chỉ đơn thuần tràn dịch màng ngoài tim mà không các bất thường nào khác trên siêu âm thai nhi, tiên lượng thai tốt. Bạn cứ khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai, cũng như phát hiện các bất thường của thai, phát triển của dịch quanh màng ngoài tim.
Tràn dịch màng tim ở thai nhi (FPE) là sự tích tụ của các chất dịch lỏng dư thừa xung quanh tim. Vì nó xảy ra ở màng ngoài tim, nên hiện tượng này còn được gọi là tràn dịch màng ngoài tim ở thai nhi.
Trái tim được bao bọc bởi một cấu trúc giống như chiếc túi bao gồm 2 lớp, đây được gọi là màng ngoài tim. Không gian giữa các các lớp thường chứa một lượng chất lỏng rất nhỏ. Để được coi là bất thường thì độ dày dịch màng ngoài tim phải lớn hơn 2mm. Khi khối lượng của chất dịch vượt quá ngưỡng khả năng chịu đựng của màng ngoài tim, nó sẽ bị tràn ra, gây áp lực cho tim, cản trở khả năng bơm máu đến khắp cơ thể. Tràn dịch màng tim có thể gây suy tim, thai nhi yếu hoặc thậm chí tử vong. Khi mang thai, cách tốt nhất để kiểm tra tràn dịch màng tim ở thai nhi cũng như các vấn đề khác là bạn nên đi siêu âm và khám thai định kì. Không những vậy, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên hữu ích để giúp em bé khỏe mạnh và an toàn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình