Hotline 24/7
08983-08983

Tôi đi tiểu nhiều và có sỏi ở thận phải, xin BS tư vấn cách điều trị

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Tôi 22 tuổi (nam). Triệu trứng bệnh của tôi là đi tiểu nhiều sau mỗi lần uống nhiều nước hoặc bia nhưng không thấy đau hay buốt gì. Còn những lúc bình thường thì không đi tiểu nhiều. Tôi bị như vậy từ lâu nhưng cách đây 6 tháng, đi khám và phát hiện có 1 viên sỏi nhỏ 4mm ở thận phải. Xét nghiệm nước tiểu thì kết quả ghi “cặn dicanxiphotphat” nhưng bác sĩ bảo nước tiểu tốt, không có nhiều hồng cầu. Bác sĩ kết luận có sỏi nhỏ thận phải... Trước đây tôi không bị bệnh gì khác, hiện tại cũng không điều trị bệnh gì... Mong AloBacsi tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Van Dong - daovan...@gmail.com)

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

 

Chào Van Dong,

 

Sỏi được hình thành trong thận với nhiều kích thước khác nhau, có thể rất bé nhưng cũng có thể quá to và nhiều góc cạnh. Viên sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng sỏi thận lớn có thể gây cơn đau quặn thận, chảy máu đường tiết niệu, kẹt chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản, thận ứ nước… phải nhờ đến can thiệp của thầy thuốc.

 

Sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu (canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phospho). Các chất khoáng này lắng đọng trong các đài, bể thận tạo thành sỏi. Sỏi canxi chiếm ưu thế khoảng 80-90% sỏi thận, ngoài ra còn có sỏi phosphat ammonium magnesium, sỏi acid uric và sỏi cystine thì hiếm gặp hơn.

 

Khi bạn uống nhiều nước hoặc nhiều bia được thận bài tiết nhiều, dẫn đến đi tiểu nhiều là sinh lý bình thường. Mặc khác, khi uống nhiều bia sẽ ức chế tuyến thượng thận tiết Aldosterol, mà Aldosterol lại có vai trò giữ nước trong cơ thể (nghĩa là bia “hạ gục” anh chàng canh giữ van xả nước).

 

Trường hợp của bạn có sỏi thận phải với kích thước nhỏ (4mm), trước tiên nên dùng thuốc Kim tiền thảo uống lần 5 viên, ngày 2 lần, kết hợp uống nhiều nước khoảng 2,5 lít một ngày, uống kéo dài 1 tháng.

 

Sau đó bạn siêu âm kiểm tra lại, nếu kích thước sỏi không giảm thì nên khám chuyên khoa Tiết niệu để áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.

 

Bên cạnh đó,  bạn cần giảm những thức ăn có chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước trà, rau chân vịt, dâu tây…, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh vì dễ dẫn đến cơn đau quặn thận nữa nhé.

 

Thân mến!
 
BS Chuyên khoa của AloBacsi
 
 
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.
 
AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X