-
Tình trạng bệnh của vợ tôi có phải thay van không BS?
Câu hỏi
Chào AloBacsi, Hiện vợ tôi mới đi khám và bị suy tim. 2 lá DMC và van 2 lá bị hở 3/4. Van 3 lá bị hở 2/4. DMP bị hở 1/4. Như BS khám và có nói có khả năng phải thay 2 van và yêu cầu phải nhập viện để điều trị. Do chưa chuẩn bị được tiền và 1 số vấn đề nên tôi muốn xin về mấy ngày và dùng thuốc do BS khám có kê đơn. Liệu chưa nhập viện ngay thì có ổn không hay phải nhập luôn? Triệu chứng khi đi khám là tức ngực khó thở, thỉnh thoảng tim đập nhanh. Hiện tại tôi đưa vợ về nhà và dùng thuốc nhưng vẫn lo và cũng muốn nhập viện luôn. Xin hỏi với bệnh như thế thì van có sửa được không hay phải thay? Và phải thay mấy van? Giá thành cho những van đó là bao nhiêu? Thường thì chi phí bảo hiểm hỗ trợ khi thay van là bao nhiêu? Rất mong AloBacsi tư vấn giúp!
Trả lời
Khả năng sẽ sửa van hay thay van là tùy theo nhận định của siêu âm tim, thực hiện bởi BS có kinh nghiệm siêu âm cho mổ tim. Còn thật sự có sửa van được hay không thì khi trong quá trình phẫu thuật, BS mới quyết định.
Khi bệnh nhân thấy mệt thì nên đến BV, sau khi BS khám sẽ đánh giá vợ bạn có nên nhập viện hay không.
Suy tim là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Điều này có thể giúp đỡ để máu được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, nhưng cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và không thể làm việc một cách hiệu quả. Kết quả là thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể gây ra sung huyết. Suy tim khác với nhồi máu cơ tim và ngưng tim. Các triệu chứng phổ biến của suy tim là: - Khó thở khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi; - Mệt mỏi; - Phù chân, báng bụng (sự tích tụ dịch trong khoang màn bụng). Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa hoặc cải thiện như: - Năng động hơn; - Cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc; - Kiểm soát căng thẳng; - Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép; - Có một chế độ ăn uống lành mạnh; - Hạn chế ăn nhiều cholesterol; - Kiểm soát bệnh tiểu đường. |
Trưởng khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình