Hotline 24/7
08983-08983

Tìm nguyên nhân huyết áp cao cần khám và làm xét nghiệm gì?

Câu hỏi

BS cho hỏi, Tìm nguyên nhân huyết áp cao cần khám và làm các xét nghiệm gì? Ở tuổi 34 nếu phải uống thuốc điều trị huyết áp thì có ảnh hưởng gì đến việc chữa trị hiếm muộn không? Em bị vô sinh, buồng trứng đa nang 2 bên, bị sinh non thai IUI ở tuần 21 vào tháng 6 năm 2017.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên khi nghi ngờ tăng huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên khi nghi ngờ tăng huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Chẩn đoán nguyên nhân tăng huyết áp ở người trẻ khá phức tạp, đòi hỏi kết hợp giữa dấu hiệu lâm sàng và sự nghiêm ngặt về điều kiện của các xét nghiệm. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm: bệnh lý thận, rối loạn nội tiết, bệnh lý mạch máu,… Không loại trừ khả năng tăng huyết áp là hậu quả của buồng trứng đa nang.

Tốt nhất, bạn nên tới BV có chuyên khoa Tim mạch để được làm thêm xét nghiệm chẩn đoán xác định, tìm nguyên nhân và điều trị. Thuốc tăng huyết áp thường không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và có một số loại vẫn sử dụng được trong thai kỳ, bạn nên thông báo điều này với BS điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bệnh có thể dẫn đến nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)

- Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80 mmHg;
- Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài;
- Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80 mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90 mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.

Bệnh cao huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi.

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.

Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.

Cao huyết áp gây ra do thuốc,  sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.

Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.

Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X