Hotline 24/7
08983-08983

Thường xuyên ngủ mơ là triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu ngủ rất hay mơ, dù ngủ ít hay nhiều thì cháu cũng mơ, mỗi lần tỉnh dậy cháu rất mệt mỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi cháu đang gặp vấn đề gì ạ? Hằng ngày cháu ngủ từ 3h-8h30, 9h-13h cháu đi học, 15h-18h cháu ngủ chiều, 19h-2h cháu đi làm. Hiện cháu là du học sinh. Cháu cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Vấn đề chính yếu của em là do rối loạn giấc ngủ, mặc dù tổng số giờ ngủ của em tính ra là khoảng 8-9 tiếng mỗi ngày nhưng chất lượng giấc ngủ thì rất kém.

Lý do là giờ ngủ không hợp với sinh lý của cơ thể, dân gian có câu "1 giờ ngủ đêm bằng 3 giờ ngủ ngày" nghĩa là từ 22 giờ tới 5 giờ sáng là thời gian cơ thể tái tạo lại năng lượng cần thiết, thải độc và thay mới. Lý do thứ hai là giờ giấc của em không có chỗ cho đầu óc nghỉ ngơi, chỉ có học rồi làm rồi ngủ bù, nói đơn giản là áp lực công việc - học tập quá lớn, mà chưa biết có kèm vấn đề tâm lý - tình cảm gì ở đây không.

Chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây suy nhược thần kinh và thể chất, dần dần sẽ sinh ra bệnh từ thể chất đến tinh thần, học hành kém nhớ, khó tập trung, lao lực, trầm cảm...

Dẫu biết là du học sinh có nhiều khó khăn, nhưng em phải sắp xếp lại thời gian của mình cho phù hợp, chứ kéo dài vậy hoài thì sợ là em không duy trì nổi việc học đâu, "gãy gánh giữa đường" thì uổng.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên  khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

- Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;
- Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;
- Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;
- Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ;
- Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải;
- Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X