Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Khó đi vào giấc ngủ, hay nằm mơ... triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em năm nay mới 20 tuổi, 1 năm trở lại đây, em thường xuyên bị khó ngủ, ban đêm rất khó đi vào giấc ngủ, sáng dậy thì không cảm thấy sảng khoái, mà vẫn mệt mỏi, buổi tối ngủ cũng thường nằm mơ, nhiều lúc những giấc mơ liên tục đến nỗi khi dậy em còn nhớ hết cả tình tiết của nó, cứ như thể cả đêm em không hề ngủ luôn. Xin hỏi bác sĩ đây là triệu chứng bệnh gì, và em nên đi khám khoa nào, ở bệnh viện nào tại Đà Nẵng ạ? Em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
Bình thường, càng lớn tuổi thì nhu cầu ngủ của cơ thể sẽ giảm dần, cho nên nếu ở người trẻ đột ngột mất ngủ thì phải tìm nguyên nhân. Đầu tiên hết là các nguyên nhân thường gặp như trầm cảm, lo âu, suy nhược thần kinh, stress, do thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt (uống cafe, tập thể dục trước ngủ, không gian ngủ bị thay đổi...); sau đó là các bệnh lý có thể gây rối loạn giấc ngủ như cường giáp, bệnh gan...
Ở người mất ngủ ban đêm, các biểu hiện chóng mặt nhức đầu, hay quên, ban ngày lại hay buồn ngủ, mệt mỏi khá thường gặp, là hậu quả của thiếu ngủ.
Vì thế em cần nên xem lại chế độ sinh hoạt của mình, các yếu tố gây căng thẳng có không và đi khám tổng quát để tầm soát có bệnh lý tiềm tàng nào hay không. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể áp dụng những điều sau: Không nằm hoặc ngủ vặt ban ngảy, chỉ ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ; Nên tắm nước ấm trước khi ngủ tối; Phòng ngủ bố trí thoáng mát, yên tĩnh, ít ánh sáng; Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia, đồ uống có ga và các gia vị cay nóng và không ăn no và ăn các chất khó tiêu trước khi ngủ tối; Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, hạn chế suy nghĩ bi quan, căng thẳng.
Nếu đã thực hiện những điều trên mà vẫn tiếp tục mất ngủ, cảm xúc biến thiên không khống chế được thì em cần khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kiểm tra và điều trị bệnh thích hợp cho em.
Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm... để chẩn đoán bệnh, mức độ và điều trị, bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra các rối loạn trên (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…).
Em không nên tự ý dùng thuốc ngủ sẽ có nhiều tác dụng phụ và có thể xảy ra ngộ độc thuốc, phụ thuộc thuốc, nha em.
Thân mến.
Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, do đó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy. Bạn có thể cần phải điều chỉnh thói quen ngủ của mình và thay đổi một số thuốc đang dùng để khôi phục lại giấc ngủ. Bác sĩ có thể giới thiệu với bạn các phương pháp điều trị hành vi để bạn có thể học về “kỹ thuật ngủ” và cách để cải thiện môi trường ngủ của bạn.Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn và ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc ngủ được xem như là sự lựa chọn cuối cùng, do đó bạn cần phải biết rằng loại thuốc nào chỉ nên sử dụng ngắn hạn, loại nào có thể sử dụng lâu dài. Bạn nên có các lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với bệnh mất ngủ: - Tập thể dục và năng động hơn; - Kiểm tra lại thuốc của bạn: nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, hãy để bác sĩ kiểm tra xem có loại nào góp phần gây ra chứng mất ngủ của bạn hay không; - Tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ trưa: một giấc ngủ trưa không quá 30 phút là hoàn hảo và đừng ngủ trưa sau 3 giờ chiều; - Tránh hoặc hạn chế caffeine, cồn và không sử dụng nicotine; - Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình