Huyết tương là gì?
Huyết tương là phần lỏng của máu, dịch trong, có màu vàng nhạt và là một thành phần quan trọng của máu. Nó chiếm tới 55 -65% tổng lượng máu trong cơ thể. Huyết tương thường được chỉ định truyền cho bệnh nhân thiếu huyết tương, chảy máu cấp hoặc thiếu antithrombine III,…
Trong thành phần của huyết tương thì nước chiếm 90 – 92%, do đó nó có thể khuếch tán qua các thành của những mạch máu nhỏ như các mao mạch, còn lại chất khô chiếm 8 – 10%. Chất khô ấy gồm có protein, lipid, glucid, muối khoáng, các enzym, hormon, các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, vitamin.
Huyết tương có tác dụng gì?
Huyết tương có 4 chức năng quan trọng sau: chức năng tạo áp suất keo, chức năng vận chuyển, chức năng bảo vệ và chức năng cầm máu. Ngoài ra, huyết tương còn có vai trò cung cấp protein cần thiết cho cơ thể.
Chức năng tạo áp suất keo của máu:
Albumin là một thành phần quan trọng trong protein của huyết tương, có tác dụng tạo nên áp suất thẩm thấu ở màng mao quản (gọi là áp suất keo) thông qua việc các phân tử protein có khả năng giữ nước xung quanh phân tử mà có thể được giữ lại nguyên vẹn nước trong mạch máu.
Trong khi albumin là nguyên liệu để xây dựng tế vào thì fibrinogen lại có chức năng tham gia vào quá trình đông máu. Globulin tham gia vận chuyển các chất khác trong cơ thể như lipid, axit béo, steroid… nhằm gia tăng sự hiệu quả của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn gây hại.
Dù không quá lớn nhưng áp suất keo có vai trò rất quan trọng với quá trình trao đổi nước giữa hai thành mao mạch. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giữ cân bằng nước giữa máu và dịch kẽ tế bào.
Gan là cơ quan sản sinh ra albumin và sau đó đưa vào máu. Do vậy, lượng albumin trong máu giảm chính là nguyên nhân của các bệnh về gan, giảm chức năng gan hay suy dinh dưỡng nặng. Đồng thời, nếu albumin giảm thì áp suất keo cũng giảm xuống, lượng nước có trong mạch máu thoát ra ngoài đọng lại ở những khoảng gian bào, gây phù gan.
Chức năng vận chuyển: Các Protein có trong máu thường là các chất tải cho nhiều chất vô cơ và hữu cơ, ví dụ như lipoprôtêin vận chuyển lipid, tiền albumin liên kết thyroxin, globulin liên kết thyroxin. Vì thế, huyết tương còn đóng vai trò vận chuyển chất này thành chất kia giúp ích cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chức năng bảo vệ: Globulin là một trong những thành phần quan trọng của huyết tương gồm IgG, IgA, IgM, IgD, IgE (do các tế bào lympho B sản xuất), đóng vai trò như những kháng thể chống nhiễm khuẩn. Globulin có chức năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, chống lại các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh thông thường.
Chức năng cầm máu: các yếu tố giúp máu đông lại như: I, II, V, VII, IX, X có trong huyết tương thường chủ yếu là các protein do gan sản xuất.
|