Hotline 24/7
08983-08983

Theo kết quả xét nghiệm thì em mắc bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Kết quả dưới đây tôi bị bệnh gì? Siêu âm bụng bình thường. Xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM




Chào bạn,

Kết quả xét nghiệm bạn cung cấp có chỉ số đường huyết, chức năng thận, hồng cầu, tiểu cầu và nươcs tiểu bình thường. Chỉ số bạch cầu tăng, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính, thường gặp nhất trong bệnh cảnh nhiễm trùng.

Tuy nhiên do BS không thăm khám, không được biết bệnh sử, tiền căn bệnh lý trước đây của bạn nên chưa thể đưa ra kết luận ổ nhiễm trùng ở đâu để điều trị. Bên cạnh đó, nồng độ kali trong máu cũng hơi thấp. Bạn nên tới BS Nội khoa để được đánh giá toàn diện và tìm ra chẩn đoán chính xác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Chỉ số bạch cầu là 21.83, có nguy hiểm?

>> Vì sao bạch cầu trong máu tăng cao?

Bạch cầu tăng cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Hiện tượng này là phổ biến, hay xảy ra khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

Thông thường bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Trường hợp xấu hơn là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khoẻ mạnh.

Theo các chuyên gia về máu, nguyên nhân gây tăng bạch cầu là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan... Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính... Về lâu dài, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu (máu trắng).


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X