Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Thay thế Ethambutol có đảm bảo phác đồ điều trị lao cột sống?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em bị lao cột sống, có ổ áp xe lạnh trên phim chụp MRI, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho phác đồ điều trị 2RHZE/10RHE. Em uống thuốc được 12 ngày thì bị dị ứng nổi mề đay khắp người, bác sĩ cho thử từng thuốc thì em bị dị ứng Ethambutol nên thay bằng thuốc tiêm S trong 2 tháng. Hết 2 bác sĩ nói nếu tiêm được thì đi tiêm S liên tục 8 tháng, sau đó dùng thuốc uống. Nhưng 10 tháng duy trì trong phác đồ vẫn có E mà em lại bị dị ứng nên bác sĩ nói sẽ thay bằng viên thuốc khác màu trắng. Vậy bác sĩ cho em hỏi thay thuốc khác có thay thế được E hay không và có đảm bảo được phác đồ điều trị hay không? Em cám ơn bác sĩ.
Trả lời
Phác đồ đầu tay trong điều trị lao thường là phác đồ có hiệu quả tốt nhất, ít tác dụng phụ và bệnh nhân dung nạp được nhiều nhất. Tuy nhiên, việc bạn dị ứng với thành phần điều trị của phác đồ đầu tay là điều đáng tiếc, nhưng không phải là không còn các điều trị khác.
Hiện tại bạn đang sử dụng phác đồ thay thế, đương nhiên sẽ có ít ưu điểm hơn. Nhưng bạn cần yên tâm tuân thủ theo liệu pháp của bác sĩ chuyên khoa, tái khám kiểm tra định kỳ để theo dõi đáp ứng bạn nhé!
Thân mến.
Lao cột sống là một trong những bệnh lao ngoài phổi tương đối hiếm gặp, là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất, bệnh nhân sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém kèm theo đau cột sống âm ỉ liên tục, đau tăng về đêm. Khi bị lâu có thể dẫn đến xẹp đốt sống gây gù. Lao có thể rò mủ ra ngoài, chất mủ giống như bã đậu. Cũng có khi lao tạo thành ổ áp-xe lạnh cạnh cột sống. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, lao cột sống có thể để lại những di chứng nặng nề, gây tàn phế hoặc ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Một số biến chứng thông thường là chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy. Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục, đại tiểu tiện không tự chủ. Nếu chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi... Vì vậy, khi phát hiện cần cách ly, những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân lao cần được khám và chụp Xquang phổi để phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao, từ đó có biện pháp điều trị và quản lý hợp lý, tránh lây lan. Điều lưu ý, người bệnh cần được theo dõi quản lý chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh nhằm tránh hiện tượng lao tái phát, lao kháng thuốc. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình