Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Thai hơn 5 tuần chậm phát triển có nên đi hút?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Ngày đầu tiên của kì kinh cuối của em là 07/08. Ngày 23/09 em thử que thì báo 2 vạch đậm. Ngày 25/09 em đi siêu âm thì bác sĩ nói đã vào trong. Kết quả: - Tử cung ngả trước. Trong buồng tử cung có 1 túi ối (gs) 11.8mm - Chưa thấy phôi thai. Thai tương đương 4 tuần. Hẹn 10 ngày sau tái khám. Ngày 05/10 em khám kết quả: túi ối 15.1mm, túi noãn hoàng 2.8mm, chưa có phôi thai. Bác sĩ nói khó khăn và kê cho em đơn thuốc, hẹn 5 ngày sau khám lại. Đơn thuốc: - IQ HINEW ngày 2 bữa, mỗi bữa 1 viên, sáng - tối - SPASMA alverine citrate ngày 2 bữa, mỗi bữa 2 viên, sáng - tối - BESINS ngày 2 bữa, mỗi bữa 1 viên, sáng - tối. Đến ngày 10/10 em tái khám, kết quả: túi ối 16.5mm. Có túi noãn hoàng. Rau phát triển dày ở thân tử cung, buồng trứng bình thường. Thai tương đương 5 tuần 2 ngày, chưa có phôi. Bác sĩ nói không được và kêu em đi hút. Em hỏi lí do bác sĩ chỉ bảo là chả thấy phát triển gì cả. Như vậy là sao thưa bác sĩ Tuấn?
Trả lời
Với thai phát triển bình thường, đường kính túi thai phát triển trung bình 1 mm mỗi ngày. Trường hợp của bạn thai chậm phát triển, khả năng ngưng phát triển cao. Hiện không ra huyết, bạn có thể theo dõi thêm khoảng 1 tuần để có chẩn đoán chắc chắn rồi quyết định cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Thân mến.
Thai chậm phát triển hay còn gọi là hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, được gọi tắt là IUGR. Đây là hiện tượng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, từ đó dẫn đến kích thước và cân nặng của thai nhỏ hơn so với độ tuổi thai. Để biết thai chậm phát triển, cách tốt nhất là thông qua kết quả siêu âm. Khi siêu âm thai sẽ cho kết quả cực kỳ chuẩn xác về các chỉ số như kích thước, sự phát triển các cơ quan,... Từ đó, bác sĩ sẽ phán đoán được sự phát triển của thai có phù hợp với độ tuổi thai không, để đưa ra kết quả thai có bị chậm phát triển không. Bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số về chu vi vòng đầu chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng của mẹ, lượng máu chảy từ nhau thai đến dây rốn để xác định sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu phải đi khám thai định kỳ đều đặn, nhờ đó có thể theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của thai nhi, phát hiện tình trạng bất thường sớm, để có cách giải quyết phù hợp. Mẹ bầu phải luôn giữ tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, áp lực. Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu phải nghỉ ngơi nhiều hơn tránh làm việc nặng hay những công việc di chuyển nhiều gây ảnh hưởng đến vùng bụng và tử cung. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình