Hotline 24/7
08983-08983

Thai 17 tuần rưỡi, thử máu AFP là 34,8ng/ml thì con tôi có bị làm sao không?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Tôi năm nay 32 tuổi, hiện đang mang thai lần đầu được 27 tuần. Khi được 17,5 tuần tôi có đi làm xét nghiệm máu trong đó có ghi nồng độ AFP là 34,8ng/ml, tôi rất hoang mang với nồng độ như vậy ở tuần thai đó liệu tôi và con tôi có bị làm sao không? Kính mong bác sĩ sớm cho tôi được biết. Tôi xin chân thành cảm ơn. (Phi Nga - ngakhai…@yahoo.com.vn)

Trả lời

Xét nghiệm AFP thường ít khi được tiến hành một mình, mà nó là một trong số bộ ba của xét nghiệm Triple test. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.

AFP (Alpha – Fetoprotein test) là một dạng xét nghiệm máu của mẹ, từ đó chẩn đoán những bất thường từ bào thai. Alpha – Fetoprotein (AF) là chất được sản xuất bởi bào thai và được hòa lẫn vào máu mẹ, chính vì lý do này nên xét nghiệm máu mẹ có khả năng dự đoán được bất thường trên thai nhi.

hCG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất.

Triple test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test có thể thực hiện khi thai 15 – 20 tuần, chính xác nhất khi thai 16 – 18 tuần.

Bình thường thì AFP chỉ có trong máu mẹ rất ít, nếu hàm lượng AFP cao sẽ dẫn đến một số nguy cơ:

-Thai nhi mắc bệnh hội chứng Down

-Thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh cột sống chẻ đôi và vô sọ

-Thiểu ối ở người mẹ

Đơn vị đo lường của AFP nanogram/ mililit cần được xác định mức chênh lệch so với trị số trung bình MoM (multiple of the median). Mức MoM bình thường là 2 – 2,5.

Chỉ số AFP của bạn không cao, nhưng thường được đi kèm với chỉ số MoM, bạn không cung cấp.

Khi có kết quả AFP bất thường, thai phụ sẽ được chỉ định chọc dò ối, hoặc sinh thiết gai nhau. Tuy nhiên, để ước tính chính xác mức độ nguy cơ phải kết hợp kết quả xét nghiệm ba chất trên và kết quả AFP cũng bị ảnh hưởng bởi như tuổi của người mẹ, chủng tộc, cân nặng, chiều cao, tiền sử bản thân người mẹ như tiểu đường, hút thuốc, một thai hay song thai, tuổi thai…

Với những gì BS giải thích ở trên bạn nên yên tâm, tịnh dưỡng để sức khỏe của mẹ và thai nhi phát triển tốt.
BS Chuyên khoa của AloBacsi

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email:
kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X