-
Tại sao tôi hay nóng giận với chồng con?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi đi làm ở công ty không cãi vả gì với ai, tính nóng cũng kiềm chế được. Nhưng về nhà hễ con cái và chồng làm gì sai hay không vừa ý là tôi luôn cáu gắt chửi bới, thậm chí đánh con. Nhất là những lúc chồng tôi đi nhậu (tôi ghét nhậu) thì tôi chửi chồng tôi rất thậm tệ và trút bực lên con cái. Tôi biết như vậy là không đúng, nhưng không thể kiềm chế được. Những lúc cáu gắt như vậy, tâm lý tôi luôn điều khiển theo hướng tiêu cực. Xin hỏi ý kiến bác sĩ tôi nên làm gì để hạn chế. Cám ơn bác sĩ. Tôi không có tiền sử bệnh gì. Có nhiễm virus viêm gan siêu vi B. Xét nghiệm men gan âm tính. (Linh - Đồng Nai)
Trả lời
Tất cả những nhận thức đó đã giúp bạn kềm chế tính nóng hay nói cách khác là bạn đã đè nén tất cả các ức chế trong công việc. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con người chúng ta luôn có giới hạn. Thông thường, chúng ta một cách vô tình hay hữu ý dễ trút các stress, ức chế đè nén lên người thân vì trong tâm ý luôn cho rằng đó là những người hiểu mình, thương mình nên sẽ thông cảm với mình.
Trong trường hợp của bạn chứng tỏ những ức chế, đè nén trong bạn đã khá đầy nên khi về nhà, sẵn đã có nhiều chất chứa, bực bội trong lòng, cơ thể lại mệt mỏi nên chỉ cần một sự việc không vừa ý dù nhỏ như thấy nhà cửa bề bộn, con nghịch phá, không nghe lời… cũng đủ làm giọt nước tràn ly, sự nóng giận không thể kềm chế được của bạn bộc lộ. Dù ý thức được điều đó không đúng, muốn dừng lại nhưng bạn chưa thể kềm chế được.
Nếu như trước nay bạn không phải là người nóng tính, tình trạng này chỉ mới xảy ra sau này và chỉ xảy ra khi bạn về nhà thì có thể bạn đang phải chịu đựng stress có nguồn gốc từ gia đình, ví dụ như phải quán xuyến nhiều việc nhà, chồng hay đi nhậu, con đang tuổi lớn hay nghịch phá…
Do vậy, khi hiểu diễn tiến tâm lý như trên, để khắc phục được tình trạng này, trước mắt, bạn có thể áp dụng vài điều chỉnh nhỏ trong cuộc sống như: ăn ngủ điều độ, đầy đủ, tránh dùng các thức uống có tính kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt… để giúp cơ thể khỏe mạnh; nên có những khoảng thời gian dù ngắn trong ngày để thư giãn, nghỉ ngơi; sắp xếp công việc hợp lý, nếu cần cũng nên lên tiếng, phản ánh những bất ổn, khó khăn trong công việc để được hiểu và hỗ trợ đúng lúc, tránh áp lực cho bản thân và đảm bảo được hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên tâm sự, chia sẻ với chồng về những khó khăn của mình và nhờ chồng hỗ trợ như giúp 1 phần việc nhà, việc chăm lo cho con cái, hạn chế đi nhậu… cũng như nhắc nhở mình mỗi khi mình nổi nóng.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các lớp học dưỡng sinh hay yoga để điều hòa hơi thở góp phần giúp ổn định cảm xúc. Và để có động lực mạnh trong quá trình cải thiện, bạn có thể thường xuyên tự nhắc nhở mình về những nguy cơ cho hạnh phúc gia đình, cho việc hình thành tính cách con cái,… nếu tình trạng nóng giận không kiểm soát được diễn ra thường xuyên và lâu dài.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình