Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị tình trạng tụt nướu

Câu hỏi

Em chào BS ạ, Em có làm 4 răng sứ hàm trên. Hôm nọ em thấy răng cửa có tình trạng tụt nhẹ, ra phòng khám thì BS ghép vạt lợi cho em 2 lần nhưng không thành công và bị hoại tử. Giờ em thấy nó bị mất gai nướu, tụt cả răng bên cạnh rất to và bảo em trám lại. Em muốn BS tư vấn giúp em còn cách nào khác không ạ?

Trả lời
Tụt nướu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tụt nướu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phục hình răng cố định thường rất ít khi gây ra tình trạng tụt nướu chân răng. Nhưng nếu tụt nướu xảy ra và còn ở mức độ nhẹ kèm mòn cổ ê buốt thì chúng ta có thể trám tái tạo. Tuy nhiên khi tình trạng tụt nướu nhiều gây mất thẩm mỹ thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: Ghép lợi tự do tự thân, ghép mô sinh học từ động vật hoặc lấy mô từ người khác ghép. Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng). Thời gian lành thương sau phẫu thuật là 6 tuần và khoảng 1 năm để mô nướu tái cấu trúc giống như ban đầu.

Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này cần có trang thiết bị đầy đủ cũng như BS tay nghề cao và giàu kinh nghiệm. Do vậy tốt nhất bạn nên đến BV chuyên khoa Răng hàm mặt để khám và điều trị hiệu quả.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tụt nướu (teo rút nướu) là tình trạng mà khi nướu bị kéo trở lại từ bề mặt răng, để lộ bề mặt chân răng. Đây là một dạng bệnh (nha chu) về nướu do vệ sinh răng miệng kém và có thể dẫn đến gãy răng. Hiện tại có rất nhiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiệt hại ở nướu. Chẩn đoán và điều trị càng sớm thì càng có kết quả tốt.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thông thường của tụt nướu bao gồm:

- Chảy máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa;
- Nướu sưng, đỏ;
- Hơi thở có mùi hôi;
- Đau ở nướu;
- Nướu bị thu hẹp lại rõ rệt;
- Lộ chân răng;
- Răng lung lay.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên và đánh răng để loại bỏ vi khuẩn, các hạt thức ăn, mảng bám và cao răng;
- Gặp nha sĩ theo định kỳ 6 tháng 1 lần để làm sạch răng nhằm ngăn ngừa các loại biến chứng, vì cao răng có thể góp phần gây ra bệnh nướu và tụt nướu. Thậm chí, nếu bạn không gặp bất kỳ triệu chứng gì thì nha sĩ cũng có thể xác định các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X