Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Nổi mụn đỏ và bị phù khi uống thuốc trị thiếu máu tán huyết có nguy hiểm?
Câu hỏi
Thưa BS, Tôi bị bệnh về máu, cụ thể là tán huyết. Đang dùng thuốc Medrol 16mg, Verospiron 25mg, Calactate 300 theo toa của BS. Trong thời gian dùng thuốc tôi bị phù và nổi dị ứng mụn đỏ trên mặt. Như vậy có nguy hiểm gì không BS?
Trả lời
Trong toa thuốc em đang dùng thì medrol chính là thuốc gây tác dụng phụ là phù và mụn đỏ ở mặt, nhưng đây cũng là thuốc chính yếu trong điều trị tán huyết miễn dịch. Vì Medrol là thuốc chính trong điều trị bệnh của em nên bắt buộc phải dùng theo chỉ định của BS, không được tự ý ngưng nếu không bệnh sẽ trở nặng. Giữa tính mạng và nổi mụn, BS sẽ chọn tính mạng của em, từ đó gia giảm thuốc cho phù hợp để mà kiểm soát được tình trạng tán huyết miễn dịch.
Về việc dùng thuốc, em cần tái khám BS để được điều chỉnh, gia giảm thuốc phù hợp cho em, để vừa điều trị được bệnh mà giảm tác dụng phụ của thuốc. Song song đó, em có thể áp dụng những cách sau để giảm phần nào tác dụng phụ do corticoid: Ăn lạt và giảm đường và tăng đạm trong khẩu phần, uống các loại nước sâm có thành phần mát gan, lợi niệu, vệ sinh da mặt sạch trước và sau khi ngủ dậy, khi ở ngoài đường về. Không tự ý uống các thuốc Nam, bắc, rượu thuốc, thuốc rừng... không rõ nguồn gốc, vì có thể trong đó cũng có corticoid khiến việc điều trị của em gặp nhiều trở ngại.
Thân mến.
Thiếu máu tán huyết là bệnh thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ và đời sống hồng cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày. Bệnh xảy ra do bất thường tại hồng cầu và do tác nhân bên ngoài hồng cầu. Các yếu tố bất thường tại hồng cầu bao gồm sự thiếu hụt enzyme (thiếu hụt G6PD), các tế bào máu đỏ bất thường (bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu), hoặc nhiễm trùng (sốt rét). Rất nhiều bệnh có thể khiến cho cơ thể tự phá hủy các tế bào hồng cầu. Những nguyên nhân này có thể là do di truyền hoặc mắc phải. Thiếu máu tán huyết di truyền có nghĩa là cha mẹ của bạn truyền lại gen bệnh cho bạn. “Mắc phải” có nghĩa là mới sinh ra bạn không bị mắc bệnh này, nhưng trong quá trình lớn lên thì bạn bị mắc bệnh. Bạn không thể ngăn chặn các loại bệnh thiếu máu tan huyết di truyền, ngoại trừ nguyên nhân bệnh do thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Nếu bạn mắc phải bệnh thiếu máu thiếu G6PD bẩm sinh, bạn có thể phòng tránh bệnh bằng cách tránh các chất có thể gây ra tình trạng tán huyết. Ví dụ, tránh naphthalene (một chất được tìm thấy trong một số loại long não) và một số loại thuốc. Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với thiếu máu tán huyết di truyền (bẩm sinh): |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình