Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bệnh thiếu máu tán huyết có nguy hiểm không BS?
Câu hỏi
Dạ chào BS, Năm nay em 23 tuổi, nữ, cách đây 3 tuần em có nhập viện trong tình trạng sốt nặng (41 độ), không thể đi lại được. Trong lúc nằm viện có lấy máu xét nghiệm hàng ngày và 1 lần chọc tủy kiểm tra. BS chẩn đoán em bị thiếu máu tán huyết và chuyền 4 bịch máu (loại 250ml), điều trị thuốc, hiện tại em cảm thấy ổn rồi. Khi em hỏi BS nguyên nhân vì sao em lại thiếu máu thì BS nói là chưa rõ nguyên nhân, chỉ là biết thiếu máu tán huyết thôi ạ. Em hơi thắc mắc vì em thường ngày vẫn khỏe mạnh, ít bị bệnh. Vậy giờ AloBacsi cho em hỏi vì sao lại bị bệnh tán huyết (không di truyền)? Bệnh có nghiêm trọng không ạ? Có cần phải chữa trị và uống thuốc thường xuyên không ạ ? Giờ có cần qua BV Huyết học kiểm tra lại cho an toàn không BS ? Đây là xét nghiệm lần đi tái khám khi xuất viện 5 ngày: - Phân tích tế bào máu và glucose máu Wbc 3,8(4,0-10) neu% 56,4(40,0-77,0) lym % 29,5(16,0-44,0) mono% 11,5(0-10) eos% 2.1 (0.00-7.00) baso% 0.5 ( 0.0-1.0) neu 2.2(2.00-7.50) lym 1.1 (1.00-3.50) mono 0.4 (0.00-1.00) eos 0.1 (0-0.6) baso 0.0 (0.0-0.1) rbc 2.49 (3.6-5.5) hgb 93(120-160) hct 0,287 (0.350-0.470) mcv 115.0 (80-100) mch 37.5 (26.0-34.0) mchc326(310-360) rdw 15.8 (0.9-16.0) Glucose đơn vị 1: 5.26 ( 3.9-6.1 mmol/l), đơn vị 2: 94.7 (70/110 mg/dl).
Trả lời
Thiếu máu tán huyết là hiện tượng hồng cầu bị vỡ ra quá nhanh và quá nhiều so với mức độ sinh lý bình thường của cơ thể. Điều này dẫn đến đời sống hồng cầu bị ngắn lại trong khi tuỷ chưa kịp sản sinh ra lượng hồng cầu mới để bù đắp, dẫn đến thiếu máu ở nhiều mức độ.
Một số nguyên nhân của hiện tượng tán huyết bao gồm: các bệnh lý di truyền làm bất thường màng hồng cầu làm sức bền hồng cầu giảm, do sử dụng thuốc hoặc thức ăn có tính oxy hoá trong bệnh thiếu men G6PD, do nhiễm trùng, nhiễm độc, ký sinh trùng sốt rét, van tim nhân tạo, tan máu miễn dịch…
Các xét nghiệm bạn cung cấp chưa đủ bằng chứng để chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu, ngoài yếu tố hồng cầu có kích thước to (MCV: 115 fL). Nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu hồng cầu to thường là thiếu vitamin B12 hoặc acid folic… nhưng bệnh nhân thường xuất hiện kèm theo triệu chứng tại các cơ quan khác.
Do đó em quay lại bệnh viện chuyên khoa Huyết học để bác sĩ xem xét làm thêm 1 số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh bạn nhé!
Thân mến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình