Hotline 24/7
08983-08983

Những đối tượng nào nên tầm soát bệnh lý mạch máu não?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, bệnh nhân có cảm nhận gì để cảnh báo là mạch máu não của mình có vấn đề không? Những người nào có nguy cơ cao, nên tầm soát bệnh lý mạch máu não?

Trả lời

ThS.BS Nguyễn Lưu Giang

ThS.BS Nguyễn Lưu Giang

Trưởng đơn vị Can thiệp DSA, BV SIS Cần Thơ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Theo một thống kê thì số người mang túi phình động mạch não trong dân số là khá cao, ước tính khoảng 3.2%, tức là trong 100 người thì có hơn 3 người là có mang túi phình ở trong não. Một thực tế là hầu hết những người mang túi phình lại thường không có triệu chứng nên khó phát hiện, chỉ khi phình mạch não vỡ ra gây chảy máu não thì lúc đó triệu chứng mới bắt đầu rầm rộ.

Chỉ số ít những túi phình lớn hoặc nằm gần các cấu trúc thần kinh thì sẽ có những triệu chứng nhận biết như: sụp mi - mở mắt không được một bên hoặc hai bên; nhìn mờ; co giật nửa mặt hoặc đau nửa mặt; đôi khi gây ra những cơn thiếu máu não do phình chèn ép động mạch não.

Chúng ta thấy tỷ lệ người mang phình động mạch não là khá lớn, vậy có cần tầm soát không? Câu trả lời là có, nhưng không phải ai cũng cần tầm soát phình động mạch não. Những đối tượng có nguy cơ cao cần phải tầm soát là: có ít nhất 2 người họ hàng thân thiết (bà con ruột thịt) mang túi phình; những người có các bệnh lý như thận đa nang; bệnh lý mô liên kết (ehler danlos); những bệnh nhân lớn tuổi và tăng huyết áp; những bệnh nhân có tiền căn chảy máu não do vỡ phình động mạch não.

Khi nào tầm soát? Tầm soát trước tuổi 20 là không được khuyến cáo vì túi phình ở trẻ em là rất hiếm, tầm soát âm tính không có nghĩa là trong quá trình phát triển sẽ không có túi phình nên cần phải tầm soát lại. Một nghiên cứu, hình ảnh học lặp lại sau 5 năm những trường hợp tầm soát âm tính thì phát hiện thêm 7% xuất hiện túi phình mới.

Lứa tuổi nào thì ngưng tầm soát? Luôn nhớ rằng mục đích của tầm soát là cải thiện sức khỏe và tuổi thọ bệnh nhân. Tình trạng sức khỏe bệnh nhân là yếu tố quyết định có tiếp tục tầm soát túi phình hay không.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Cách phân biệt triệu chứng của đột quỵ và phình mạch não?

>>Túi phình thường xuất hiện ở những vị trí nào trên não?

Bệnh túi phình mạch máu não là bệnh lý mà mạch máu phình to trong não trông giống như một quả mọng treo trên thân cây. Bệnh làm cho mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ gây xuất huyết não. Thông thường,túi phình mạch máu não thường vỡ ở vị trí động mạch não giữa hoặc màng não.

Bệnh túi phình mạch máu não có thể đe dọa tính mạng. Động mạch não bị vỡ là một tình huống khẩn cấp có thể dẫn đến đột quỵ, tổn thương não, thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Theo Quỹ hỗ trợ bệnh túi phình mạch máu não, không phải tất cả mạch phình sẽ vỡ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X