Hotline 24/7
08983-08983

Những điều cần biết về tâm thần phân liệt

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Lúc trước em từng bị trợn ngược mắt. Em không thể tập trung học, mắt mờ dần, đi đứng và cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu, hạn chế khả năng nói cũng như suy nghĩ. Uống thuốc buổi tối nhưng cũng khó đi sâu vào giấc ngủ, nhưng sáng hôm sau lại trở về bình thường như không bị bệnh.

Cứ cách 2 - 3 ngày triệu chứng lại xuất hiện, em bị chẩn đoán là bệnh phân liệt thể đơn thuần.

Không biết bác sĩ có thể giải thích nguyên nhân các dấu hiệu đã nêu không ạ?

(Tâm - nguyenvan...@...edu.vn)

Trả lời

Bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu tập trung ở người trẻ, phần lớn trong độ tuổi 15 – 35

Chào bạn,

Các bác sĩ thường chẩn đoán loạn thần dựa trên sự xuất hiện của các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác, tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, hành vi vận động kỳ dị và không thích hợp  cho thấy sự mất liên hệ với thực tại.

Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi loạn thần, ảo giác (các tri giác sai), hoang tưởng (các niềm tin sai lạc), tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô cảm (giới hạn cảm xúc), suy giảm nhận thức (suy giảm trong khả năng lập luận và giải quyết vấn đề) rối loạn chức năng nghề nghiệp và xã hội.

Nguyên nhân vẫn chưa được biết, nhưng bằng chứng cho thấy có sự liên quan của các yếu tố di truyền và môi trường rất rõ ràng. Bệnh tâm thần kinh xuất phá từ các thay đổi cấu trúc não (ví dụ, giãn rộng não thất, lớp vỏ não mỏng, giảm kích thước của hồi hải mã phía trước và các vùng não khác) và các bất thường trong hóa học thần kinh, đặc biệt là thay đổi hoạt động trong các dấu hiệu truyền dẫn dopamine và glutamate.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp là trẻ em sống ở thành thị, nghèo đói, chấn thương ở trẻ em, bị bỏ rơi, và nhiễm trùng trước khi sinh là những yếu tố nguy cơ và có khuynh hướng di truyền. Tình trạng này bắt đầu ở tuổi vị thành niên và kéo dài suốt cuộc đời, điển hình là chức năng tâm lý xã hội kém.

Một số chuyên gia cho rằng tâm thần phân liệt xuất hiện ở những người có đặc tính dễ bị tổn thương có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền và bẩm sinh, liên quan tới các biến chứng trước, trong và sau sinh, nhiễm virus ở hệ thần kinh trung ương, các chấn thương và bỏ rơi trẻ em.

kết hợp với các ảnh hưởng từ môi trường như những chấn thương hoặc yếu tố căng thẳng về sau. Những người có quan hệ họ hàng bậc 1 với người bệnh tâm thần phân liệt có khoảng 10% đến 12% nguy cơ phát triển rối loạn này, so với 1% nguy cơ trong quần thể chung.

Các cặp song sinh cùng trứng cùng mắc bệnh lý tâm thần khoảng 45%. Mẹ thiếu dinh dưỡng và nhiễm cúm trong ba tháng giữa của thai kỳ, cân nặng khi sinh < 2500 g, Rh không tương thích trong lần mang thai thứ hai, và thiếu oxy làm tăng nguy cơ.

Các tác nhân gây căng thẳng môi trường có thể kích hoạt sự xuất hiện hoặc tái phát của các triệu chứng loạn thần ở những người dễ bị tổn thương. Các yếu tố căng thẳng có thể chủ yếu là sinh hóa (ví dụ, lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là cần sa) hoặc xã hội (ví dụ như bị thất nghiệp hoặc nghèo túng, rời khỏi nhà đi học đại học, sự tan vỡ trong tình cảm...)

Các yếu tố bảo vệ có thể giảm thiểu tác động của căng thẳng đến việc hình thành bệnh tâm thần bao gồm hỗ trợ tâm lý xã hội mạnh mẽ, rèn luyện kỹ năng ứng phó và thích nghi, và sử dụng thuốc chống loạn thần.

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần thường bắt đầu bằng các triệu chứng âm tính như giảm sút dần khả năng học tập và công tác, không thích ứng với các yếu tố của xã hội, cảm xúc cùn mòn, ý chí giảm sút dần. Các triệu chứng âm tính ngày càng sâu sắc, tiếp xúc xã hội ngày càng nghèo nàn.

Do đó, bạn cần được điều trị sớm, kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý, cùng với sự hỗ trợ của gia đình người thân, để có thể chung sống hoà bình với bệnh lý này bạn nhé!


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X