Hotline 24/7
08983-08983

Người cao tuổi nên lưu ý gì để phòng tránh bệnh viêm phổi vào mùa lạnh?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Mùa này Hà Nội đang chuyển mùa sang lạnh, mà người hơi nhiều tuổi như chúng tôi lại rất dễ bị viêm phổi và một số bệnh khác, vậy mong bác sĩ tư vấn cho tôi cần lưu ý gì để phòng tránh? Nên có chế độ tập luyện, chế độ dĩnh dưỡng như thế nào? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Viêm phổi ở người già. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm phổi ở người già. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Đúng như bác nói, mùa này hơi lạnh nên người cao tuổi để mắc các bệnh về đường hô hấp… Giải pháp cho tình huống này thì mong bác lưu ý 2 điểm sau:

1. Tăng sức đề kháng bản thân: Đây là một câu chuyện dài liên quan chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lối sống, bao gồm tập luyện - thể dục thể thao... Mời bác xem thêm bài viết "Dinh dưỡng nhiệm mầu xóa mờ vết nhàu tuổi tác" để hiểu rõ hơn và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như có cách sống và luyện tập thích hợp.

2. Phòng tránh các tác nhân gây bệnh:

- Đầu tiên bác nên đến cơ sở y tế để khám sức khỏe tổng quát và tiêm phòng một số bệnh theo mùa như cúm… nếu chưa tiêm.

- Việc mặc quần áo hàng ngày, thì ngoài thẩm mỹ cũng nên chọn loại đủ ấm, đủ kín và thoải mái trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm trong nhà và môi trường bên ngoài khá cao. Vậy mỗi sáng thức dậy, bác nên tạo cho cơ thể thích ứng dần với môi trường xung quanh.

Cụ thể là khi thức dậy, tránh việc đi ra khỏi nhà quá sớm, quá nhanh. Tốt nhất, bác nên quanh quẩn trong phòng ngủ, phòng khách vài phút trước khi mở cửa nhà và đi ra ngoài.
 
- Việc tắm gội hằng ngày cũng cần cẩn thận! Nên tắm bằng nước ấm trước khi ngủ khoảng 60 phút. Đặc biệt, đầu tiên để nước tiếp xúc với bàn chân rồi dần dần tiếp xúc lên các phần cao hơn trên cơ thể. Đây cũng là cách tạo cho cơ thể thích ứng dần dần với môi trường.

- Trong mọi hoạt động hàng ngày, không được gắng sức.

- Cuối cùng là giấc ngủ. Ở tuổi của bác, cần có ít nhất 6-8 giờ nỗi ngày để ngủ. Đặc biệt là khoảng 2-5 giờ sáng, thời khoảng này rất cần ngủ sâu để giúp cơ thể thải loại các yếu tố gây hại, loại gốc tự do và tái tạo mô tế bào, phục hồi các thương tổn đến từ môi trường sống hay do lão hóa.

Trân trọng kính chào. 

Mời tham khảo thêm:



Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn... Mặt khác, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi tiếp xúc nhiều với khí lạnh.

Thông thường có 2 nguyên nhân gây viêm phổi ở người cao tuổi, có loại không do vi khuẩn và có loại do vi khuẩn.

- Bệnh phổi do vi khuẩn: Tuy vẫn còn các bệnh phổi do phế cầu nhưng hiện nay cần chú ý hơn đến tụ cầu và liên cầu. Ngoài ra còn có các vi khuẩn gram (-) E.coli... Trên những bệnh nhân dùng kháng sinh và corticoid dài ngày có thể gặp nấm phổi.

- Bệnh phổi không do vi khuẩn: Có thể gặp tuy không nhiều viêm phổi và viêm phế quản phổi do Ricketsia, bệnh virut do chim, bệnh phổi do Adenovirus, do các bệnh virut phát ban và nhất là bệnh phổi do mycoplasma pneumoniae. Nguy hiểm hơn cả là bệnh phổi do cúm.

Viêm phổi ở người cao tuổi
có đặc điểm là âm thầm không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; thở nhanh, thở gấp hơn bình thường: Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt là ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần…

Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thể nhẹ có thể chữa trị theo dõi tại nhà. Các thể nặng phải được điều trị theo dõi tại viện.

Tùy thuộc vào tình trạng mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Nếu viêm phổi nguyên nhân do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng, họng mũi, loại phế cầu khuẩn, hemophilus influenzae... thì nguyên tắc là dùng kháng sinh sớm, phổ rộng.

Nếu người bệnh ho nhiều, các bác sĩ sẽ kê thêm dùng các thuốc giảm ho, khó thở dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch.

Nếu người bệnh được dùng thuốc và theo dõi tại nhà thì chăm sóc người bệnh rất quan trọng để giúp người cao tuổi khắc phục được sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh cần uống nhiều nước giúp loãng đờm dễ khạc và hạ sốt (dung dịch oresol, nước hoa quả, nước rau...); truyền dịch nếu cần; giữ ấm cho bệnh nhân, nơi nằm của bệnh nhân cần thoáng, ấm, khô ráo, không có gió lùa và yên tĩnh; cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tùy từng giai đoạn bệnh (giai đoạn đầu ăn lỏng hoặc nửa lỏng, sau đó ăn đặc dần).


Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X