Hotline 24/7
08983-08983

Người âm hư hỏa vượng có nên dùng thực phẩm chức năng chứa dâm dương hoắc?

Câu hỏi

Chào BS, Theo tìm hiểu thì người âm hư hỏa vượng không dùng được dâm dương hoắc, vậy trong các thực phẩm chức năng, ví dụ sâm Alipas, Vigomate,... có thành phần dâm dương hoắc có được sử dụng không ạ?

Trả lời
Dâm dương hoắc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dâm dương hoắc. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Hải,

Theo tây y thì khi bạn thiếu nội tiết tố sinh dục thường xảy ra vào tuổi trung niên, sắp bước vào giai đoạn mãn dục thì sẽ gây ra các rối loạn cho cơ thể (bốc hỏa, nóng nảy, tăng huyết áp, mỡ máu cao…).

Nếu sự thiếu hụt này nhiều và các triệu chứng nặng nề thì bạn nên đến BS nam khoa để được khám và BS cho chỉ định thuốc phù hợp cho bạn dùng. Còn các thực phẩm chức năng như bạn hỏi thì tôi chưa có thông tin thống kê về hiệu quả.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Dâm dương hoắc là một trong những vị thuốc bổ dương của dược học cổ truyền. Thực chất đó là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại cây thuộc chi Epimedium như dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác, dâm dương hoắc lá hình tim, dâm dương hoắc có lông mềm...

Theo dược học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm; có công dụng ôn thận, tráng dương (làm ấm tạng thận và khỏe dương khí), cường cân tráng cốt (làm mạnh gân xương) và khứ phong trừ thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp...

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, dâm dương hoắc có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, làm tăng trọng lượng của thùy trước tuyến yên, tinh hoàn, buồng trứng và tử cung trên động vật thực nghiệm, kích thích quá trình bài tiết tinh dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tinh hoàn, qua đó gián tiếp làm hưng phấn và tăng cường khả năng tình dục. Mặt khác, dâm dương hoắc còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thậm chí cả trực khuẩn lao. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, chống co thắt phế quản, làm hạ huyết áp và bảo hộ tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy (nhờ làm tăng lưu lượng động mạch vành).



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X