Hotline 24/7
08983-08983

Nghẹt mũi, có chất nhầy trắng đục ở cổ họng, chữa trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Mình mới bị khoảng 1 tháng rưỡi: Hay nghẹt mũi và có chất nhầy trắng đục ở cổ họng, có uống thuốc của BV nhưng không giảm gì mấy. Vậy đây có phải là viêm mũi dị ứng không ạ, cách phòng và trị như thế nào thưa BS?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Triệu chứng nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Giao mùa là thời điểm có sự thay đổi đột ngột về thời tiết. Lúc này, cơ thể con người chưa kịp thích ứng, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.

Thông thường, vi khuẩn gây bệnh thường sống ở mũi, họng, vật dụng gia đình như quần áo, chăn, chiếu…, gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như trời trở lạnh, nơi ở ẩm thấp, cơ thể suy dinh dưỡng thì chúng gây bệnh. Đặc biệt vùng hô hấp trên (mũi, xoang, hầu họng…) rất dễ nhiễm trùng tái đi tái tái lại dẫn đến viêm mạn tính, phì đại niêm mạc, polyp… gây nghẹt mũi kéo dài. Nghẹt mũi còn có thể do u ác tính nếu không đáp ứng điều trị thì có thể nghi ngờ.

Do đó bạn nên tới khám chuyên khoa Tai Mũi Họng, mang theo các kết quả xét nghiệm và toa thuốc đã dùng để BS xem lại, đánh giá làm thêm một số xét nghiệm giúp làm rõ chẩn đoán và điều trị bạn nhé!

Thân chào.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng mạn tính là một bệnh thường gặp, nó được mô tả là tình trạng quá phát của niêm mạc gây cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên.

Bệnh viêm họng mạn tính nếu không điều trị tích cực và kiên trì sẽ rất khó khỏi. Điều trị viêm họng mạn tính bác sĩ cần:

- Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mạn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.

- Cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.

- Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới.

- Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi khói bụi.

- Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên.

- Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.

- Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

- Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.
Phòng tránh bệnh viêm họng mạn tính:

- Tránh hút thuốc và uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

- Tránh những nơi khói bụi, ô nhiễm, khí độc hại.

- Tránh thói quen ăn uống không tốt.

- Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D, uống nước suối, nước khoáng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X