Hotline 24/7
08983-08983

Nẹp vít và nẹp đinh có giống nhau không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Nẹp vít và nẹp đinh có giống nhau không ạ? Trong phòng bệnh của người nhà em đang nuôi, mọi người đều bị gãy xương đòn, nhưng có người được nẹp đinh, có người được nẹp vít. Em không biết như vậy là bệnh của ai nặng hơn? Và những nẹp này khi nào thì tháo hay để luôn được không ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Trả lời
Gãy xương đòn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương đòn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Khi gãy xương mất vững cần cố định lại chắc chắn phải mổ kết hợp xương bằng đinh hoặc nẹp vít (có khác nhau). Khi gãy xương đòn mất vững, bác sĩ sẽ có chỉ định mổ kết hợp xương hoặc nẹp vít cho phù hợp (dùng đinh với trường hợp gãy đơn giản hơn, dùng nẹp vít cho trường hợp gãy phức tạp).

Kết hợp xương nẹp hoặc đinh này khi đủ thời gian 12 tháng liền xương thì nên lấy ra.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

Các triệu chứng phổ biến của gãy xương đòn bao gồm:

- Sưng, đau và xuất hiện vết bầm dọc theo xương đòn;
- Cơn đau tăng mạnh và cảm nhận được tiếng “rắc” khi cố cử động vai hay cánh tay;
- Biến dạng ở xương gãy;
- Vai bị sụp hoặc chùng xuống về phía trước hay phía dưới;
- Trẻ sơ sinh thường không thể cử động cánh tay.

Phương pháp phổ biến để điều trị gãy xương đòn bao gồm:

- Chườm đá: chườm đá xung quanh khu vực bị gãy có thể giúp giảm đau. Giải pháp này cần thiết cho hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi chấn thương xảy ra;

- Hỗ trợ cánh tay: theo nghiên cứu, để giữ cho cánh tay cố định, các bác sĩ có thể sử dụng một băng đeo tay trong vòng 6 tuần. Dụng cụ này có thể giữ cho xương đòn của bạn không bị trật khớp cho đến khi nó lành;
- Thuốc: dùng để kiểm soát cơn đau của bạn hoặc kiểm soát nhiễm trùng;
- Vật lý trị liệu: bạn có thể cảm thấy khó khăn để cử động cánh tay của mình sau khi được cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, những bài tập nhẹ nhàng sẽ rất cần thiết để giúp bạn giảm độ cứng trong khi vẫn băng đeo tay cũng như khi xương đã lành.

Lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy xương đòn:

- Mặc đồ bảo hộ thể thao;
- Hỏi huấn luyện viên của bạn làm thế nào để giảm nguy cơ té ngã khi tham gia các môn thể thao;
- Có một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D để xương chắc khỏe hơn.
BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm
Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X