Hotline 24/7
08983-08983

Nên và không nên làm gì khi vừa mới đi nắng trở về nhà?

Câu hỏi

Những việc nên và không nên làm khi vừa mới đi nắng trở về nhà là gì, thưa bác sĩ?

Trả lời
Thân nhiệt tăng đột ngột. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Bạn Tuấn Anh thân mến,
Khi mới đi nắng về không nên làm:

Vào nhà liền không cho thân nhiệt thích nghi với nhiệt độ nơi đó.

Không nên ngồi sát quạt và máy lạnh để phà vào mặt.

Không nên ăn đồ lạnh nhất là kem và nước đá.

Cầm chai nước uống liền một hơi.

Bật điều hòa nhiệt độ thấp.

Vừa về nhà là rửa măt hay đi tắm liền.

Khi mới đi nắng về nên làm:

Thay quần áo.

Nghỉ ngơi 15-30 phút rồi mới đi tắm và rửa mặt.

Uống từ từ nước ấm hay nước đun sôi để nguội.

Bổ sung thêm dinh dưỡng như trái cây hay nước ép trái cây.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Nhiệt độ cơ thể khác nhau tùy theo từng vùng. Nơi có nhiệt độ cao nhất là gan, nơi có nhiệt độ thấp nhất là da và nhiệt độ của da ở các nơi khác nhau cũng khác nhau.

Nói một cách tổng quát thì các tạng ở sâu, có chuyển hóa mạnh thì có nhiệt độ cao, còn càng ra ngoại vi thì nhiệt độ giảm đi. Nhiệt độ ở các mô sâu (được gọi là nhiệt độ vùng lõi hay nhiệt độ trung tâm) luôn được giữ hằng định 36oC-37,5oC để đảm bảo điều kiện tối ưu cho các phản ứng hoá sinh. Trái lại, nhiệt độ của da và của các chi (được gọi là nhiệt độ ngoại vi hay nhiệt độ vùng vỏ) thấp hơn nhiệt độ trung tâm và thay đổi theo nhiệt độ và các điều kiện của môi trường (độ ẩm, gió... ). Nhiệt độ da đo ở các điểm khác nhau cũng khác nhau.

Nhiệt độ đo được ở trực tràng, ở miệng, ở nách được coi là phản ánh thân nhiệt trung tâm. Nhiệt độ đo được ở trực tràng là ổn định nhất (nhiệt độ này đo ở điều kiện cơ sở là 36,3-37,1°C). Nhiệt độ đo được ở miệng thấp hơn nhiệt độ đo ở trực tràng 0,2°C-0,5°C ; nhiệt độ đo được ở nách thấp hơn nhiệt độ đo ở trực tràng 0,5°C-1°C. Tuy kém chính xác hơn nhưng đo thân nhiệt ở nách và ở miệng lại được dùng nhiều hơn vì đơn giản và thuận tiện.

Nhiệt độ đo ở da được gọi là thân nhiệt ngoại vi. Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ phần lõi và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường (nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, nhiệt độ các vật xung quanh...) và thay đổi theo vị trí đo; chỗ nào càng xa, càng hở, càng tiếp xúc với vật lạnh càng có nhiệt độ thấp. Ví dụ, nhiệt độ đo ở trán cao hơn ở lòng bàn tay, nhiệt độ ở mu bàn chân thấp hơn ở hai nơi trên.

Cơ thể thích nghi với nhiệt độ môi trường và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Thân nhiệt giảm dần theo tuổi. Thân nhiệt dao động theo nhịp ngày đêm: Thấp nhất vào lúc 3-6 giờ sáng, cao nhất lúc 14-17 giờ. Nhiệt độ của phụ nữ thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt: Nhiệt độ đo được ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn ở nửa trước 0,3°C-0,5°C; nhiệt độ trong tháng mang thai cuối có thể tăng thêm  0,5°C-0,8°C. Cần chú ý là điều nhiệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện.

Vận cơ làm tăng thân nhiệt, cường độ vận cơ càng lớn thì thân nhiệt càng cao. Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh cũng có phần nào ảnh hưởng lên thân nhiệt tuy không nhiều. Đặc biệt, thân nhiệt thay đổi trong trường hợp bệnh lý. Sốt là triệu chứng rất thường gặp trong nhiều bệnh. Theo dõi tính chất của sốt (sốt hay giảm nhiệt, sốt cao hay sốt nhẹ, đột ngột hay từ từ, thành cơn hay không, thời gian sốt và lui sốt...) chẳng những giúp cho điều trị mà còn là triệu chứng có giá trị giúp cho chẩn đoán bệnh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X