BS.CK1 Lâm Thiên Huệ - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Gia An 115
Mụn rộp sinh dục chữa dứt điểm được không?
Câu hỏi
Em bị bệnh mụn rộp sinh dục, bệnh này có chữa được dứt điểm không, phương pháp chữa như thế nào và chữa ở đâu được ạ?
Trả lời
Xin chào bạn,
Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục do siêu vi Herpes simplex virus (viết tắt là HSV) gây ra. Theo thống kê tại Mỹ, có ít nhất 50 triệu người, trong đó có khoảng 1⁄6 người trưởng thành bị nhiễm HSV. Mụn rộp sinh dục ở nữ giới phổ biến hơn là mụn rộp sinh dục ở nam giới.
Nhiễm siêu vi HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đôi khi, nhiễm HSV không gây ra vết loét hoặc người bệnh bị nhiễm HSV nhưng không phát hiện ra, do đó gây khó khăn trong việc ngăn chặn lây lan.
Đây là loại bệnh khó chữa khỏi do bệnh xuất hiện ở nơi dễ quan sát thấy như miệng, môi, má, đùi... khiến người bệnh mất tự tin, e ngại, xấu hổ và bệnh tái phát nhiều lần khiến người bệnh dễ chán nản, bi quan, bỏ điều trị. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn bệnh xảy ra.
Mụn rộp sinh dục khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.
Điều trị mụn rộp sinh dục càng sớm càng có hiệu quả. Liệu pháp ức chế sử dụng thuốc kháng siêu vi có thể giúp:
- Rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát.
- Giảm số lượng các lần tái phát (nếu được sử dụng hàng ngày).
- Ngăn chặn sự bùng phát trong một thời gian dài (trong một số trường hợp).
- Giảm nguy cơ truyền siêu vi HSV từ người bị mắc phải cho người khác.
Thuốc kháng siêu vi dạng uống có hiệu quả cao trong điều trị cả hai thể nguyên phát và thứ phát và có tác dụng làm giảm sự lây truyền bệnh.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần điều trị, ví như những bóng nước trong vùng họng miệng thì khoảng một tuần sẽ tự hết, những bóng nước này là do virus tái hoạt động khi cơ thể giảm sức đề kháng mà thôi. Đây cũng thuộc chủng virus lưu hành trong dân số Việt Nam.
Chỉ khi nào những tổn thương bóng nước xuất hiện tại vùng sinh dục ở phụ nữ sắp đến kỳ sinh mới được điều trị nhằm tránh lây cho thai nhi, hoặc những tổn thương loét gây viêm bội nhiễm quá nhiều mới cần điều trị. Sau khi điều trị khỏi đợt cấp thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát do chủng virus này vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể người nhiễm. Nhưng xin nhắc lại: đây đã được xếp vào nhóm virus thường trú nên không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì đến sức khỏe người Việt, bạn cũng không cần quá lo lắng nhé.
Thân ái chào bạn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình