Hotline 24/7
08983-08983

Méo miệng, thỉnh thoảng bất tỉnh khi ngủ, nên điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Người thân của em có những triệu chứng đột quỵ như: méo miệng (bị 1 năm rồi ạ), thời gian gần đây thì trong khi ngủ người bất tỉnh cứng đơ khoảng 5-15 phút rồi tỉnh. Cho em hỏi những biểu hiện trên cần phải làm gì ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thỉnh thoảng bất tỉnh trong khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thỉnh thoảng bất tỉnh trong khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

"Người thân của em có những triệu trứng đột quỵ như "méo miệng" có nghĩa là bệnh nhân chưa đi khám bác sĩ để xác định xem có đúng là đột quỵ hay không, phải không em? Chẩn đoán đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não không khó, bao gồm khám các triệu chứng thần kinh và chụp CTscan sọ não không cần tiêm cản quang là có thể xác định được 90% trường hợp, 10% còn lại phức tạp hơn thì cần phải chụp MRI sọ não, chụp CTscan sọ não có tiêm cản quang.

Bên cạnh đó, triệu chứng "trong khi ngủ người bất tỉnh cứng đơ khoảng 5-15 phút rồi tỉnh" nhiều khả năng là cơn động kinh. Gia đình cần đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra, đăng ký khám chuyên khoa Thần kinh để sớm xác định nguyên nhân bệnh và điều trị thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Tại TPHCM khám bệnh động kinh ở đâu?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính, đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và lặp đi lặp lại. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi người. Nhiều bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu liên quan đến vấn đề thần kinh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm:

- Nhầm lẫn tạm thời;
- Nhìn chằm chằm;
- Không kiểm soát được các chuyển động co giật của cánh tay và chân;
- Mất ý thức;
- Triệu chứng tâm linh.

Có thể có một số triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất cứ quan tâm nào đến dấu hiệu, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mặc dù không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị, nhưng bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp để kiểm soát cơn co giật:

- Thuốc
- Phẫu thuật.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Nhận biết nguyên nhân: càng biết càng nhiều về tác nhân gây ra cơn co giật và làm thế nào để tránh nó, bạn càng dễ kiểm soát hành vi của mình;
- Sử dụng thuốc: thuốc chống động kinh giúp kiểm soát cơn co giật ở khoảng 70% số người bệnh. Bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để sống khỏe mạnh cùng với bệnh;
- Đánh giá điều trị thường xuyên: bạn sẽ phải đánh giá thường xuyên tình trạng bệnh và phương pháp điều trị ít nhất mỗi năm một lần. Ngoài ra, bạn có thể cần đánh giá nhiều hơn nếu không kiểm soát tốt cơn động kinh;
- Chăm sóc bản thân: bạn cần tìm hiểu những việc mình nên làm mỗi ngày để duy trì tốt sức khỏe tinh thần, thể chất, ngăn ngừa bệnh tật hoặc tai nạn và chăm sóc hiệu quả những bệnh nhẹ và mạn tính.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X