Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ bị trầm cảm sau sinh, làm gia tăng nguy cơ trẻ trầm cảm trong tương lai

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi. Em có câu hỏi mong được trả lời ạ. Em năm nay 25 tuổi, đã kết hôn, sinh mổ được 2 bé. 1 gái (2 tuổi rưỡi) 1 trai (8 tháng tuổi). Sau sinh bé thứ 2 sức khỏe của em rất giảm sút, hay mệt mỏi, hay đau thắt lưng, bị ù tai, hay đau họng. Và em có những suy nghĩ rất tiêu cực. Thường hay tưởng tượng ra cái chết của bản thân và người thân.

Ví dụ có 1 chiếc oto tải đi qua em sẽ tưởng tượng ra nếu 1 ai đó nằm dưới đó, nếu đứng nấu ăn mà dùng dao em sẽ tưởng tượng ra nếu dao cắt vào tay mình máu sẽ chảy ra sao, nếu say thịt cho con em sẽ tưởng tượng ra nếu tay mình bỏ vào đó sẽ thế nào; hoặc đứng trên tầng cao nếu rớt xuống sẽ thế nào…

Em cũng thường xuyên có những dòng suy nghĩ nguyền rủa hoặc chửi bới khi tiếp xúc với người thân khi chạm mặt. Mặc dù đó là ng em yêu thương không hề ghét bỏ, không hề muốn những điều em nghĩ sảy ra với họ. Mỗi lần tiếp xúc với ng thân em thường phải cố gắng cắt nang dòng suy nghĩ ấy. Giống như trong người em có 1 con người xấu xa vậy.

Dạo này khi em nhìn mình trước gương em thấy bản thân ở trong gương rất xa lạ, rất xấu xí giống như 1 con ng khác chứ không phải em. Em cũng không có ước mơ hay dự định gì với tương lai cả, chỉ muốn sống ngày qua ngày với 2 đứa con. Cảm xúc cũng rất thất thường. Mỗi lần sữa về là tâm trạng u tối cho tới khi sữa về và chảy ra ngoài hoặc con ăn thì cảm giác mới bình thường trở lại, mặc dù trước đó em rất bình thường rất vui vẻ. Em sợ bệnh tật, sợ con không khỏe, sợ chiến tranh, sợ dịch bệnh. Liệu có phải em bị trầm cảm sau sinh không ạ? Cảm ơn bác sĩ. (T.T.H)

Trả lời

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ trong tương lai. Vì vậy, việc can thiệp sớm với các giải pháp hiệu quả là cần thiết để giúp người phụ nữ vượt qua giai đoạn khó khăn này. (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Theo miêu tả của bạn, khả năng cao là bạn đang biểu hiện triệu chứng trầm cảm sau sinh. Nếu có sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lí kịp thời, nhiều phụ nữ cảm nhận được tiến bộ trong cảm xúc trong vòng 6 tháng từ lúc bắt đầu trị liệu.

Dựa trên nghiên cứu, liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy) là liệu pháp tốt nhất để giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu sau sinh (Milgrom et al., 2015). Đây cũng là liệu pháp đem lại kết quả nhanh nhất so với phương pháp điều trị bằng thuốc.

Đây cũng là phương án tốt nhất cho bạn và hai bé vì nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm sau sinh là một yếu tố tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm cho bé khi bé bước qua tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do khi phụ nữ mới sinh mắc bệnh trầm cảm, họ sẽ không tạo ra được mối quan hệ tốt nhất giữa mẹ và bé (Murray et al., 2011).

Vì những lí do nêu trên, bạn nên tìm đến phòng khám tâm lí gần nhất để tìm được liệu pháp phù hợp cho bạn. Trong trường hợp điều kiện và thời gian không cho phép bạn tìm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lí, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của gia đình và người thân trong việc chăm nuôi con. Mục đích là để bạn có thêm thời gian cho bản thân nghỉ ngơi và điều tiết lại cảm xúc của mình. Giảm sút về sức khỏe, và thiếu năng lượng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Hy vọng câu trả lời này đem đến kết quả tích cực cho bạn và gia đình. Nếu có thêm thắc mắc xin hãy liên hệ alobacsi.com

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X