Hotline 24/7
08983-08983

Mắc bệnh Parkinson, có phải “vô phương cứu chữa”?

Câu hỏi

AloBacsi ơi, mẹ em phát hiện mắc bệnh Parkinson, mà được biết căn bệnh này không chữa khỏi rồi nhiều người còn đồn đoán bệnh vô phương cứu chữa, nên cả gia đình đều rất lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả chất lượng sống của mẹ nữa. Gia đình em phải làm sao ạ? (Bạn đọc Xuân Hồng).

Trả lời

Bạn thân mến,

TS.BS Phạm Anh Tuấn (giữa) và TS.BS Trần Ngọc Tài (ngoài cùng bên trái) tham gia chương trình tư vấn về bệnh lý Parkinson trên AloBacsi nhân ngày Parkinson thế giới (11/4)

TS.BS Phạm Anh Tuấn - Trưởng Bộ Môn Ngoại Thần kinh - Trường Đại học Y Dược TPHCM, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và TS.BS Trần Ngọc Tài - Phó Trưởng khoa Thần kinh - Trưởng Đơn vị Rối loạn vận động - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Đúng là cho đến nay, Y học vẫn chưa tìm ra giải pháp chữa khỏi bệnh Parkinson, việc điều trị chủ yếu để giảm các triệu chứng. Mục tiêu điều trị quan trọng nhất là ngăn người bệnh không tàn phế...Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người bệnh Parkinson “vô phương cứu chữa” mà hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống với các giải pháp điều trị ngày càng hiệu quả, cá thể hóa trên bệnh nhân nhằm đưa ra liệu pháp tối ưu nhất, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Ở thời điểm hiện tại, trong giai đoạn sớm, với sự ra đời của những loại thuốc và các phương pháp hỗ trợ khác (tập phục hồi chức năng - vật lý trị liệu) có thể giúp việc điều trị bệnh Parkinson diễn ra thuận lợi, khả quan hơn.

Đến giai đoạn việc điều trị dùng thuốc bắt đầu giảm tác dụng hoặc có tác dụng phụ, không còn hỗ trợ người bệnh như giai đoạn đầu thì sẽ phẫu thuật. Đến hiện tại liệu pháp kích thích não sâu (DBS) vẫn là phương pháp giúp cải thiện triệu chứng và giúp người bệnh cải thiện cuộc sống tốt nhất.

Với DBS, các bác sĩ sẽ đưa 2 vi điện cực vào nhân sâu trong não. Từ đó, nối 2 vi điện cực với máy phát xung đặt ở vùng trước ngực. Cũng giống như máy tạo nhịp tim, thông qua xung điện sẽ giúp điều hòa vòng xoắn bệnh lý của bệnh Parkinson.

Liệu pháp kích thích não sâu (viết tắt là DBS) với công nghệ mới Brainsense giúp mở ra “cánh cửa mới” lấy lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh Parkinson.

Theo khảo sát, DBS giúp giảm hiệu quả cả 3 triệu chứng của Parkinson, bao gồm run (giảm đến 70%), cứng chậm. Tuy nhiên, có những triệu chứng không giảm được như nói khó, té ngã. Cần quan tâm đến hiệu quả, cũng như tính an toàn của phương pháp này để kéo dài chất lượng sống, hoạt động hằng ngày của bệnh nhân trong một thời gian.

Bạn có thể đưa mẹ đến thăm khám chuyên gia ở các trung tâm có thể thực kiện thích thích não sâu trong điều trị bệnh Parkinson để nhận được tư vấn chính xác đó là:

  • BV Đại học Y Dược TPHCM
  • BV Nguyễn Tri Phương
  • BV Hữu Nghị Việt Đức

Cuối cùng, đồng hành với người bệnh Parkinson là một quá trình chăm sóc tinh tế, vừa cần có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc, hợp tác chặt chẽ của người và cả sự quan tâm của gia đình. Kết hợp những điều này sẽ là chìa khóa giúp người bệnh ổn định, vượt qua những khó khăn trong bước đầu tiếp nhận sự thật rằng mình mắc bệnh và chấp nhận liệu trình điều trị.

Chúc bạn và gia đình vững tâm, đồng hành cùng mẹ trên hành trình này, bạn nhé!

Bạn và gia đình có thể xem thêm bài viết về chủ đề này trên AloBacsi:

>>> Kích thích não sâu: Mở ra cơ hội chấm dứt run rẩy, đơ cứng, chậm chạp cho bệnh nhân Parkinson

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X