Hotline 24/7
08983-08983

Lệch khớp thái dương hàm có chữa trị được không?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Cách đây 3 năm, khi chụp ảnh thẻ cháu mới phát hiện khuôn mặt của cháu không cân đối. Nhưng cháu không quan tâm lắm vì nó không lệch lắm. Cho đến bây giờ thì nó lệch rõ đi trông thấy. Bên trái thì to, xương hàm lồi ra ngoài nhiều hơn bên phải. Khi cháu đi chụp X-Quang thì BS bảo cháu bị lệch khớp cắn khớp chỗ hàm dưới gắn với hộp sọ, nó không nằm đúng vị trí, và bảo bệnh này không chữa trị được. Cháu rất buồn và lo lắng. Tự ti khi đối mặt nói chuyện. Cháu đặt câu hỏi này mong BS cho lời giải đáp ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn! (Thế Hùng, 19 tuổi - Quảng Xương, Thanh Hóa)

Trả lời

BS Đoàn Khánh Ngọc

BS Đoàn Khánh Ngọc

Bác sĩ nha khoa - Đang du học University of Colorado School of Dental Medicine

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Bạn Hùng thân mến,


Thật ra việc có lệch không và lệch nhiều hay ít hay do chủ quan suy nghĩ của mình nữa. Mình cứ nhìn mình mãi thì rồi cuối cùng sẽ nhìn ra là mình bị lệch thôi vì hiếm có ai nửa phải cơ thể giống hoàn toàn với nửa trái của cơ thể. Vì vậy bạn đừng quá tự ti về điều này.

Nếu đúng thật bạn bị loạn năng thái dương hàm thì có nghĩa khớp thái dương hàm (là khớp giữa hàm dưới và phần còn lại của đầu-mặt) bị biến đổi do 1 nguyên nhân nào đó. Việc biến đổi này chắc hẳn đã diễn ra trong 1 thời gian dài chứ không phải là 1,2 ngày mà biến thành ra như vậy, vì vậy quá trình này là không thể đảo ngược.

Tuy nhiên bằng cách tìm ra nguyên nhân vì sao khớp bị biến đổi, bạn có thể dừng việc biến đổi ở đó, không thay đổi khớp thêm nữa. Đây không phải là bệnh nan y vô cùng nguy hiểm nên bạn đừng quá lo lắng.

Về nguyên nhân thì có khá nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần là do khớp cắn: do bạn nhổ răng mà lâu ngày không trồng răng giả khiến khớp cắn xáo trộn, do có điểm bất ổn trong khớp cắn,... Một số biểu hiện khác thường thấy hơn của LNTDH như nghe tiếng lục cục khi há ngậm, há  miệng không được, mau mỏi hàm, há miệng đau, ngáp lớn dễ bị sái quai hàm...

Còn việc lệch mặt, mặt biến dạng thật ra lại không thường gặp lắm. Để xác định chính xác có đúng bệnh không và tìm nguyên nhân, bạn nên đến BV RHM Trung Ương hoặc ĐH RHM mới có bác sĩ chuyên gia về bệnh khớp thái dương hàm.

AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X