Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để hạn chế tình trạng nôn sau gây mê?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi 37 tuổi, đã phẫu thuật đặt nẹp vít xương đòn và lấy nẹp vít ra. 2 ca mổ cách nhau 2 năm rưỡi. Cả 2 lần tôi được gây mê “tiền mê” ạ, còn ở tay là gây tê đám rối thần kinh. Ca mổ gắn nẹp thì sau khi phẫu thuật, về phòng tôi bị nôn hơn chục lần. Ca mổ thứ 2 thì vừa ra khỏi phòng mổ, tôi đã nôn ngay ở phòng hồi sức, cho đến khi về phòng bệnh tôi vẫn nôn tiếp, tổng cộng chắc gần 20 lần. Các bệnh nhân xung quanh cũng có người bị nôn nhưng tôi là người nôn nhiều nhất. Bác sĩ nói nôn như vậy là do tác dụng phụ của thuốc mê. Cảm giác lúc nôn ói rất giống say xe (lâng lâng, hễ cử động đầu là chóng mặt) và tôi cũng bị say xe rất nặng. Mong bác sĩ cho biết, có phải người dễ say xe thì sẽ bị nôn nhiều sau khi gây mê không ạ? Và làm thế nào để hạn chế tình trạng nôn sau gây mê? Rất mong được bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Trả lời
Nôn sau gây mê. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nôn sau gây mê. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phẫu thuật kết hợp xương đòn thường chọn phương pháp gây tê đám rối thần kinh hoặc gây tê tại chỗ, chỉ cho thêm thuốc tiền mê khi người bệnh quá lo lắng. Thuốc tiền mê và chất chuyển hóa của thuốc tê có thể gây buồn nôn, nôn sau mổ.

Thường buồn nôn dễ xảy ra trên bệnh nhân nữ, tiền sử say tàu xe, không hút thuốc lá, dùng thuốc gây mê bốc hơi, thuốc giảm đau nhóm morphin…

Để hạn chế tác dụng phụ này thường bác sĩ gây mê sẽ đánh giá tình trạng người bệnh và tiên đoán nguy cơ nôn ói sau mổ để cho thuốc dự phòng. Nếu sau mổ vẫn xảy ra nôn nói thì sẽ cho thuốc chống nôn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Thuốc gây mê có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để làm mất hoàn toàn ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của toàn thân. Tức là khi được gây mê người bệnh sẽ bất động, ngủ say như chết, hoàn toàn không hay biết khi cuộc phẫu thuật có khi rất nghiêm trọng đang diễn ra.

Hiện nay vẫn chưa có được một thuốc gây mê lý tưởng có đặc điểm: khởi phát tác dụng nhanh, êm dịu; khoảng cách an toàn (tức giữa liều điều trị và liều độc) rộng; không có tác dụng phụ ở liều điều trị. Tức là các thuốc gây mê được dùng hiện nay đều độc và có thể gây tác dụng phụ. Hầu hết có thể gây suy hô hấp, giảm huyết áp, suy chức năng tuần hoàn não. Một số thuốc có thể gây suy gan, suy thận.

Hiện nay người ta không gây mê bằng một thuốc duy nhất mà được thay bằng “gây mê cân đối”, tức là dùng phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau để tạo ra trạng thái mê cân đối. Như bên cạnh thuốc gây mê, người ta dùng thuốc tiền mê là thuốc an thần, thuốc chống co thắt, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau...

Sử dụng thuốc gây mê luôn luôn có nguy cơ bị tai biến cho nên phải sẵn có và đầy đủ các phương tiện hồi sức cấp cứu đối phó với trường hợp bị tai biến do thuốc và cả các tai biến khác xảy ra trong cuộc phẫu thuật (nên lưu ý sốc có thể do thuốc gây tê, mê nhưng cũng có thể do phản xạ thần kinh khi tiến hành mổ xẻ ở các vùng nhạy cảm như hầu, họng, cổ, hậu môn... và phải có thuốc, phương tiện cấp cứu thích hợp). Đặc biệt sử dụng thuốc gây mê chỉ an toàn khi được tiến hành bởi bác sĩ được đào tạo một cách bài bản chuyên khoa gây mê hồi sức.
BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X