Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Làm sao để hạn chế hiện tượng mơ khi ngủ?
Câu hỏi
Chào bác sĩ ạ, Cháu bị tình trạng này hơn 1 năm rồi. Trong khi ngủ, đầu cháu cứ hay suy nghĩ những chuyện linh tinh. Buổi tối 11h cháu ngủ, đến tầm 3h-4h thì hay mơ, mà mơ theo kiểu vẫn nhận thức được những gì xảy ra trong thực tế, cảm nhận được. Vậy làm sao để khắc phục ạ?
Trả lời
Nhiều người cũng có thói quen như em, khi vào giường ngủ thường suy nghĩ linh tinh mà không ngủ ngay được. Điều này hết sức bình thường, nếu em nhận thức được để điều chỉnh thì chưa có gì phải lo lắng. Em nên tập cách thư giãn, mỗi ngày dành khoảng 30 phút để chơi thể thao, nghe nhạc hay làm một việc mình thích để tinh thần thoải mái hơn.
Ngoài ra, em nên tránh ăn quá no hay vận động mạnh trước giờ đi ngủ (bữa tối hoặc tập thể dục nên cách giờ đi ngủ 2 tiếng). Nếu nằm trên giường quá 20 phút mà không ngủ được, em nên ngồi dậy và đi lại, làm một việc gì đó và chỉ quay lại giường khi thấy buồn ngủ. Tránh xem điện thoại, máy tính bảng, ti vi để dỗ giấc ngủ, vì ánh sáng từ những phương tiện này sẽ làm em khó ngủ hơn.
Giấc mơ là cách não bộ sắp xếp những điều cần đánh giá lại và xử lý trước khi lưu trữ lại bằng ký ức. Giấc mơ lặp đi lặp lại nhiều lần có thể xảy ra với nhiều vấn đề tâm lý chưa được giải quyết mà não vẫn đang cố gắng phân loại. Trong giấc ngủ em hay mơ cũng là chuyện bình thường, trừ khi giấc mơ thường xuyên gây ám ảnh, sợ hãi, gây thức giấc và không ngủ lại được thì rất đáng lưu tâm.
Ngoài ra, nếu thường xuyên có gặp hiện tượng “bóng đè” em nên xem lại trong cuộc sống có gặp vấn đề bế tắc nào không, có sử dụng bia, rượu, chất kích thích hay không… Nếu có thì nên tránh, khi triệu chứng vẫn tồn tại dù đã áp dụng nhiều cách, làm sức khoẻ ban ngày không đảm bảo thì nên khám chuyên khoa Tâm thần kinh em nhé!
Thân mến.
Giấc mơ là những ảo giác xảy ra trong những giai đoạn nhất định khi chúng ta ngủ. Giấc mơ thường xuất hiện nhiều nhất trong giấc ngủ REM (giai đoạn mắt chuyển động nhanh), do đó bạn sẽ dễ nhớ lại giấc mơ của mình. Giấc ngủ có vai trò trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, huyết áp, chức năng não và các khía cạnh sức khỏe khác. Khi bạn thức, chúng ta thường suy nghĩ logic. Tuy nhiên khi bạn ngủ, não vẫn hoạt động, nhưng những suy nghĩ hoặc giấc mơ thường không có ý nghĩa. Công dụng của cơn mơ: - Phương pháp trị liệu Những cảm xúc ban ngày của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến giấc mơ. Khi ta ngủ, mức độ cảm xúc sẽ tăng lên và não sẽ tạo ra các liên kết cảm xúc mà ý thức không bao giờ làm được khi bạn tỉnh táo. Vì vậy, khi bạn nằm mơ, bạn sẽ được xoa dịu những cảm xúc mà mình đã kìm nén vào ban ngày. - Chống stress Một trong những khu vực não hoạt động mạnh nhất khi chúng ta nằm mơ là hạch hạnh nhân – liên quan đến bản năng sinh tồn và phản ứng chống stress của cơ thể. - Thể hiện sự sáng tạo Một số chuyên gia cho rằng, khi mơ, những suy nghĩ sáng tạo thường xuất hiện hơn khi chúng ta thức. - “Nhà kho” ký ức Cơn mơ sẽ giúp bạn lưu lại những ký ức quan trọng, những kiến thức bạn đã học. Giấc mơ cũng giúp bạn bỏ đi những ký ức không quan trọng, sắp xếp lại những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình