Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để giải độc chì khi tiếp xúc thường xuyên với xăng dầu?

Câu hỏi

BS cho cháu hỏi, Hiện tại cháu đang làm trong ngành dầu khí, thường ngày tiếp xúc với xăng dầu. Vậy BS cho cháu hỏi ăn gì và có thuốc gì để giải độc chì khi tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu không ạ? Cháu xin cảm ơn ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xăng dầu là một chất công nghiệp được sử dụng rất phổ biến, hiện diện ở khắp nơi, trong các nhà máy, các khu công nghiệp và cả gia đình. Làm việc với xăng dầu lâu dài trong điều kiện không an toàn có thể bị nhiễm độc.

Nhiễm độc xăng dầu ở đây chính là là nhiễm độc chì và benzen. Hai chất này đều có thể xâm nhập theo con đường hô hấp và da. Tất cả những người tiếp xúc với xăng dầu, dù ít hay nhiều thì đều cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

- Giữ cho môi trường lao động thông thoáng

- Dùng quần áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang đúng quy định

- Thực hiện chế độ lao động làm việc theo ca kíp để không nhiễm độc xăng dầu liên tục, nồng độ chất độc sẽ giảm xuống, tốt nhất là không nên tiếp xúc quá 4 giờ liên tiếp

- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia nghiện rượu, nên uống nhiều nước để giúp thải trừ nhanh các chất độc hại

- Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện những rối loạn ở giai đoạn sớm nhất và có những biện pháp điều trị kịp thời bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Hít phải mùi sơn khi đang cho con bú có nguy hiểm đến bé?

Các thành phần độc hại trong xăng là hóa chất gọi là hydrocarbon, đó là những chất chỉ chứa hydro và carbob. Ví dụ như benzene và methane.

Benzene là một trong 20 loại hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trong đời sống con người hiện đại và có trong danh sách các chất được công nhận có thể gây ung thư trên con người.

Hít phải hoặc ăn uống thực phẩm nhiễm benzene ở nồng độ rất cao có thể gây tử vong. Nhẹ hơn, và nếu chỉ trong thời gian ngắn có thể bị liệt, hôn mê, lú lẫn, choáng, buồn ngủ, tim đập nhanh, nặng ngực, khó thở, nôn ói.

Nếu sống, làm việc ở nơi có quá nhiều vật dụng chứa benzene, hít thở không khí chứa nhiều benzene lâu ngày có thể bị tổn thương não không hồi phục, mờ mắt, nhức đầu kinh niên hay ngất xỉu. Với phụ nữ, nhiễm benzene có thể gây teo buồng trứng và hậu quả là vô sinh, gây rối loạn kinh nguyệt. Với đàn ông có thể làm biến dạng hoặc giảm chất lượng tinh trùng.

Nhiễm benzene thời gian dài còn làm giảm hồng cầu gây ra thiếu máu, có thể gây xuất huyết nhiều, giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm trùng.

Benzene dính vào da thì làm da khô, ngứa, sưng đỏ. Nếu rơi vô mắt sẽ gây kích thích đau rát và tổn thương giác mạc.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X