Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Kết quả xét nghiệm POSITIVE (OD: 0.6), tôi có nhiễm giun đũa chó mèo?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, tôi 56 tuổi, kết quả xét nghiệm toxocara IgG (Elisa) của tôi POS 0,6 OD (<0.3OD). Nhờ bác sĩ trả lời kết quả này giúp tôi với ạ? Tôi đang hoang mang vì nhà không có nuôi chó mèo, nhưng nhà kế bên có nuôi 2 con chó.
Trả lời
Chào bạn,
Thứ nhất, đây là xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA để tìm kháng thể kháng Toxocara trong huyết thanh. Kết quả của bạn dương tính (positive) có nghĩa là trong máu của bạn có kháng thể kháng Toxocara. Với xét nghiệm toxocara loại Ig G dương tính thì có thể là bạn đã từng nhiễm giun đũa chó mèo, cũng có thể bạn đang nhiễm giun.
Bệnh giun đũa chó mèo (toxocara) do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó mèo. Nguồn lây của giun là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống, sàn nhà, đồ vật trong nhà... do ăn uống thức ăn không vệ sinh bị nhiễm bẩn do bụi hoặc phân chó mèo có trứng giun. Do đó, nguồn lây nhiễm cho bạn có thể từ 2 con chó con nhà hàng xóm hay cũng có thể là do ăn uống vệ sinh chưa sạch (như ăn rau sống mua ngoài chợ) bị nhiễm trứng giun từ đâu đó không có liên quan đến 2 con chó con nhà hàng xóm.
Với kết quả xét nghiệm này, không nói lên được là bạn có còn đang nhiễm giun đũa chó mèo hay không vì ngay cả với người đã từng điều trị giun đũa chó, thì khi bị nhiễm giun đũa chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun đũa chó, do đó người bị nhiễm giun đũa chó sau khi điều trị mà kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xét nghiệm huyết thanh miễn dịch Ig G dương tính với giun đũa chó là thường gặp. Hơn nữa, Giun đũa chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian, nghĩa là không cần điều trị dù xn toxocara IgG dương tính.
Thứ hai, đây là bệnh rất dễ điều trị. Cho nên, nếu ngoài xét nghiệm này mà bạn có thêm triệu chứng gì khác, như ngứa, Eosophil máu tăng cao… thì sẽ có chỉ định điều trị, không thì chỉ cần tẩy giun định kỳ là được. Để hiểu rõ hơn, bạn nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa nhiễm để đánh giá toàn diện, xem xét chẩn đoán và được điều trị thích hợp, bạn nhé.
Thân mến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình