Hotline 24/7
08983-08983

Ho có đàm lẫn máu sau 5 tháng điều trị lao phổi AFB (+)?

Câu hỏi

Chào BS, Em vừa điều trị khỏi lao phổi AFB (+) cách đây 5 tháng. Trong quá trình điều trị, em không bị dị ứng với thuốc nào và cũng rất tuân thủ uống thuốc đầy đủ, đúng giờ. Hiện giờ sức khỏe em đã tốt hơn nhiều. Thỉnh thoảng em vẫn còn ho đờm ít. Nhưng sáng sớm này vừa ngủ dậy em có khạc ra ít đờm có lẫn 1 tia máu nhỏ. Cho em hỏi tình trạng này có đáng lo không ạ? Hay đây là di chứng sau bệnh ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ho có đờm dính máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ho có đờm dính máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Sau lao phổi có khá nhiều trường hợp để lại di chứng như sẹo xơ, vôi hoá phổi và dãn phế quản, với các triệu chứng thường gặp bao gồm ho khạc đàm kéo dài, ho ra máu, khó thở mạn tính…

Ho ra máu sau lao phổi thường lượng ít, dễ tái phát; tình trạng có thể nặng nề hơn do bệnh nhân dễ nhiễm trùng phổi so với người bình thường.

Do đó, dù ho ra máu nhẹ nhưng em cũng nên tới BV có chuyên khoa Hô hấp để BS kiểm tra, xem xét sử dụng kháng sinh thích hợp cũng như tầm soát lao tái phát (nếu có).

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lao phổi afb dương tính là bệnh do một loại vi khuẩn lao có tên viết tắt là AFB (+) gây ra hiện tượng nhiễm trùng phế quản và làm tổn thương hang ở phổi. Chúng có khả năng tồn tại ở bất kì môi trường khác nhau, thường cư trú trong đờm rồi gây ra ho liên tục kèm theo đờm, máu và ho kéo dài nhanh chóng hình thành bệnh lao phổi.

Theo các chuyên gia chẩn đoán cho biết, căn bệnh này khá là nguy hiểm. Hầu hết những người mắc bệnh lao phổi
AFB dương tính nếu không được điều trị kịp thời thì khả năng tuổi thọ của họ chỉ kéo dài tới 10 năm. Ngoài ra, loại vi khuẩn này không chỉ gây ra lao phổi mà còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như lao màng não, lao xương, lao khớp,…

Hầu hết bệnh lao phổi nói chung hay lao phổi AFB dương tính nói riêng đều có khả năng lây nhiễm rất nhanh với tốc độ chóng mặt. Nếu bạn hay người thân đang sống với bệnh nhân mắc bệnh lao phổi thì cần phải thận trọng vì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

Bệnh lao phổi AFB dễ dàng lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp hay sinh hoạt. Do đó, khi nói chuyện, cười đùa hay vui chơi với người mắc bệnh lao phổi cũng rất có nguy cơ lây nhiễm cao. Đặc biệt, khi tiếp xúc với họ, chỉ cần người bệnh khạc nhổ, ho hắt hắt hơi, thì vi khuẩn AFB có trong nước miếng và đờm rất dễ dàng xâm nhập sang người đối diện và hình thành bệnh.

Chính vì vậy, để tối thiểu hóa tình trạng lây lan của căn bệnh này, các bạn cần phải tuân thủ các biện pháp phòng tránh như hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, đeo khẩu trang khi nói chuyện hay không sử dụng chung các đồ dùng với bệnh nhân bị lao phổi,…

Ngoài ra, để các  vi khuẩn
AFB này không phát tán, bạn nên vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng nhà cửa cũng như môi trường sống xung quanh.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X