Hotline 24/7
08983-08983

Đi vệ sinh sau khi ăn tối liệu có bình thường?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Vào buổi tối sau khi ăn xong em thường hay buồn đi ngoài, nhưng khi đi thì chỉ ra khí hoặc rất ít, em có để ý phân màu vàng và nâu nhưng hay lấm tấm có những hạt màu đen giống hạt thăng long, thỉnh thoảng có rau chưa tiêu hoá hết. Em không hay ăn những dạng hạt như vậy, uống thuốc xổ giun đều đặn 6 tháng 1 lần. Như vậy có bình thường không ạ?

Trả lời
Đau bụng sau khi ăn tối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng sau khi ăn tối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Những hạt màu đen lẫn trong phân nhiều khả năng là cặn phân. Các triệu chứng của em có thể do nguyên nhân lành tính như ăn vội, ăn nhiều vào cử chiều tối làm hệ tiêu hóa không hoạt động đồng bộ, có thể có liên quan đến thức ăn ăn vào không được vệ sinh, còn tồn dư hóa chất hay nhiều dầu mỡ, chất cay nóng, chất tạo hơi.

Do đó, trước mắt thì em nên điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, vừa đủ 3 cử ăn, ăn nhẹ nhàng, từ tốn, nhai kỹ, rau luộc chín sẽ dễ tiêu hơn. Nếu tình trạng không cải thiện thì cần khám chuyên khoa Tiêu hóa để kiểm tra kỹ hơn, như siêu âm bụng, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng khi cần.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hệ thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ lọc bỏ các chất thải và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, làm người bệnh xấu hổ. Nếu không chữa trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn.

Các vấn đề tiêu hóa thường gặp bao gồm ợ nóng, viêm đường ruột và hội chứng kích thích ruột.

Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.

Những triệu chứng của viêm đường ruột bao gồm đau hoặc khó chịu ở vùng bụng; thay đổi về mức độ, tần suất và đặc điểm của chất thải khi đi đại tiện.

Hội chứng kích thích ruột gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, chán ăn và sụt cân, ra mồ hôi vào ban đêm, chảy máu trực tràng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các phương pháp dùng để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa bao gồm:

* Ợ nóng

Bạn có thể mua thuốc điều trị ợ nóng mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Các thuốc không kê toa như:

- Thuốc kháng axit: bao gồm các loại như Maalox®, Mylanta®, Rolaids®. Tác dụng phụ của thuốc như tiêu chảy và táo bón;
- Thuốc kháng thụ thể H2: gồm cimetidine, famotidine, nizatidine, ranitidine;
- Thuốc ứng chế bơm proton (PPIs): như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole;
- Các loại thuốc hỗ trợ nhu động: bethanechol, metoclopramide. Các thuốc này có thể gây ra một số vấn đề nếu kết hợp với các loại thuốc khác, vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà mình đang dùng;
- Thuốc kháng sinh: bao gồm erythromycin, có thể giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn;
- Phẫu thuật.

* Viêm đường ruột

Để điều trị viêm đường ruột, bạn cần tránh các chất chứa caffeine, giảm thiểu căng thẳng và dùng thuốc theo quy định của bác sĩ.

* Hội chứng ruột kích thích

Một số phương pháp điều trị bệnh như sử dụng thuốc chống viêm, chất ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, các loại thuốc khác và phẫu thuật.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn đường tiêu hóa:

* Ợ nóng

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh ợ nóng nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Duy trì cân nặng ở mức bình thường;
- Tránh mặc các loại quần áo bó sát;
- Tránh các thực phẩm và đồ uống có thể kích thích ợ nóng;
- Không nằm ngay sau khi ăn xong;
- Kê cao đầu khi ngủ;
- Không hút thuốc.

* Viêm đường ruột

Các biện pháp giúp bạn kiểm soát viêm đường ruột như:

- Ăn nhiều chất xơ;
- Tránh các loại thức ăn gây nguy hiểm đến ruột;
- Có triệu chứng ợ hơi nặng hơn khi ăn đậu, bắp cải, súp lơ và bông cải xanh. Các thức ăn nhiều chất béo cũng có nguy cơ mắc bệnh ở một số người. Nhai kẹo cao su hoặc dùng ống hút để uống thuốc có thể làm thông khí, gây ra ợ hơi;
- Ăn đúng giờ;
- Lưu ý các sản phẩm từ sữa;
- Uống nhiều chất lỏng;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Sử sụng thận trọng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng.

* Hội chứng kích thích ruột

Một số biện pháp sau sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh này:

- Ăn kiêng;
- Ăn nhiều bữa nhỏ;
- Uống nhiều chất lỏng;
- Xem xét dùng các loại vitamin tổng hợp;
- Hút thuốc;
- Tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, thư giãn thường xuyên và các bài tập hít thở.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X