-
Đi ngang qua hay ở gần khu vực đang bị cúm có bị lây không?
Câu hỏi
BS ơi, Nếu đi ngang qua hay ở gần khu vực đang bị cúm, có dễ bị lây không BS? Khoảng cách bao nhiêu là an toàn? Trẻ em khi bị H1N1 có nguy cơ bị nặng hơn người lớn không? Về nhà có cần tắm gội ngay không BS?
Trả lời
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh cúm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khi bị nhiễm cúm, mức độ bệnh nặng hay nhẹ không có sự phân biệt độ tuổi, chỉ khi bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng thì sẽ bị bệnh nặng.
Khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người bệnh cúm là 1m và bạn cần phải mang khẩu trang. Việc bạn tăng cường vệ sinh cá nhân, tắm gội sau khi ra đường, nhà cửa thông thoáng sạch sẽ… là điều rất tốt.
Trân trọng.
Mời tham khảo thêm:
Bệnh cúm A/H1N1 (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh truyền nhiễm do vi rút H1N1 gây nên.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh. Bệnh lây truyền
trực tiếp từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước
bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể
lây gián tiếp khi bàn tay tiếp xúc với một số đồ vật, bề mặt bị dính
chất dịch có chứa vi rút sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng… Đa số các trường hợp bệnh cúm có các dấu hiệu nhẹ sốt cao trên 38oC,
ho, đau họng, đôi khi cảm thấy mệt mỏi, sổ mũi, đau nhức đầu, đau cơ,…
Bệnh tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên trên
một số đối tượng bệnh có thể có diễn tiến nặng, có thể dẫn đến tử vong
nếu không điều trị kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng như sốt cao hơn, tức
ngực, khó thở, tím tái, lừ đừ hay kích thích. Nếu
không có nguy cơ diễn tiến nặng, bệnh nhân cúm hoàn toàn có thể được
điều trị tại nhà và tự khỏi trong vài ngày. Trong thời gian này, bệnh
nhân nên:
- Nghỉ ngơi ở nhà, không đi học, đi làm trong vòng 7 ngày sau khởi phát vì đây là khoảng thời gian vi rút Cúm đào thải ra môi trường trong vòng 7 ngày. - Không nên đi đến những nơi tập trung đông người, trừ trường hợp bất khả kháng thì phải mang khẩu trang che kín miệng và mũi, cần thay khẩu trang ngay khi bị ướt. - Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng. - Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác. - Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. - Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng thuốc kháng vi rút. - Theo dõi sát các biểu hiện của bệnh và đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng nặng. |
BS.CK1 Nguyễn Thị Thanh Bình
Phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, BV Nhân Dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình