Hotline 24/7
08983-08983

Đau ngứa vùng mắt dù đã điều trị zona thần kinh 2 tháng, phải làm sao?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị bệnh zona thần kinh mắt, trán, đầu đến nay gần 4 tháng, đã điều trị tại Bệnh viện Mắt và Da Liễu Đà Nẵng gần 02 tháng. Hiện nay ngoài da đã tương đối hết, nhưng sao vẫn còn đau ngứa vùng mắt rất nhiều. Trên da đầu xuất hiện nhiều mụn ngứa và đau, đi bệnh viện xin thuốc uống, gội và thoa nhưng không khỏi. Nhờ bác sĩ tư vấn thêm để bản thân điều trị. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh zona thần kinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh zona thần kinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Sau khi mắc virus zona thường có tình trạng đau quanh rễ thần kinh hoặc dọc rễ thần kinh do virus gây tổn thương thần kinh tại vùng da, do đó bạn sẽ có cảm giác đau ngứa hoặc dị cảm nhiều, có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Tình trạng này sẽ giảm dần khi vỏ bao của sợi thần kinh được phục hồi lại. Trường hợp da đầu bạn xuất hiện nhiều mụn ngứa, đau có thể là bệnh lý khác đi kèm.

Bạn nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để xác định tình trạng ngứa và nổi mụn ngứa da đầu. Nếu đau zona thần kinh bạn có thể dùng thuốc bổ thần kinh như vitamin B6, Neurobion, tuy nhiên thuốc này cần có kê toa và chỉ định của bác sĩ.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


>> Bệnh zona thần kinh có lây không?

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra, đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Với những người từng bị thủy đậu, ngay cả sau khi đã hết bệnh thì virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh nhiều năm liền trước khi nó tái hoạt lại và gây ra bệnh zona.

Bệnh cũng còn được gọi là bệnh herpes zoster. Đây là loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra và được nhận biết bởi dấu hiệu phát ban màu đỏ, gây đau rát cho người bệnh. Zona thần kinh thường có biểu hiện là dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường ở cổ, thân hoặc khuôn mặt.

Bệnh zona thần kinh không đe dọa tính mạng nhưng lại gây ra đau đớn. Người ta thường điều trị bệnh bằng vắc xin, điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và làm giảm nguy cơ biến chứng nặng như: virus hủy hoại tế bào thần kinh tủy sống, làm rối loạn chức năng truyền tín hiệu của da.

Biến chứng đáng ngại nhất của zona thần kinh chính là đau dây thần kinh sau khi bệnh đã khỏi, nhất là ở những người lớn tuổi. Những cơn đau đôi khi kéo dài đến cả năm sau khi vết thương đã lành.

Có nhiều trường hợp bị biến chứng gây ra bội nhiễm da, tạo thành những mụn mủ loét sâu, sưng lên và rất đau. Khi điều trị sai bệnh, còn dẫn đến những biến chứng như: viêm tụy cắt ngang, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Khi tấn công đến dây thần kinh tam thoa ở mặt, zona sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường. Đó chính là mụn nước sẽ mọc ở trên mặt, mắt và trong miệng. Nếu mọc gần mắt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay bởi bệnh có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác còn gây ra mù lòa, khi tấn công vào tai, zona thần kinh còn làm giảm thính lực. Với phụ nữ mang thai, zona gây hại cho bào thai.

Trong vòng 48 giờ tính từ khi bị tổn thương da, cần phải điều trị zona thần kinh ngay hoặc nếu không thì 1 tuần đầu, điều này sẽ cho kết quả điều trị tốt. Khi điều trị quá muộn thì nguy cơ gặp biến chứng lại càng nhiều. Với những trường hợp bị điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng nhưng chưa đủ liều thì cũng coi như chưa từng điều trị.

Người bệnh cần thực hiện một số lưu ý như sau khi điều trị zona thần kinh:

- Tắm rửa bình thường, giữ cho vùng da tổn thương luôn sạch sẽ và khô thoáng. Thường xuyên mặc quần áo rộng, tránh để vết thương bị cọ sát nhiều gây vỡ và lây lan. Không tiếp xúc da - da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang ốm hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Không gãi bởi nó có thể gây ra nhiễm khuẩn thứ phát, để lại sẹo.

- Dùng băng ép ngâm vào nước lạnh và băng vào vùng da bị tổn thương khoảng 7 - 8 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để làm dịu bớt cơn đau, làm khô vết thương. Phương án này còn giúp ngăn ngừa bớt vảy ra ngoài và giảm bị bội nhiễm.

- Không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc là các loại lá nam, ngậm hoặc phun loại chất lỏng nào đó lên da. Như vậy sẽ khiến bệnh nặng hơn, dễ bị bội nhiễm da.

- Phải nghiêm túc thực hiện uống thuốc theo đơn kê của các bác sĩ.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X