Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng râm ran và buồn nôn do táo bón, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có triệu chứng táo bón mãn tính, 1 tuần chỉ đi nặng 2-3 lần, thậm chí có khi 1 tuần 1 lần. Trước Tết khoảng nửa tháng, tầm từ 20/01/2019 em phát hiện khó tiêu và đi nặng không được. Sau đó em sử dụng viên ngậm Uphatin, mỗi lần dùng xong thuốc em mới đi nặng được và ra phân mềm, lỏng. Nhưng triệu chứng táo bón của em vẫn không thuyên giảm mà kèm theo đó là thỉnh thoảng đau rát bụng râm ran và buồn nôn. Sáng hôm nay dưới tác động say xe thì em nôn ra dịch vàng có vị đắng. Xin hỏi bác sĩ em gặp phải bệnh gì và cách giải quyết như thế nào ạ? Từ 2 - 3 năm trước đến nay cũng thường xuyên ngộ đcộ thực phẩm và đau dạ dày.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng táo bón. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng táo bón. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Người bình thường sẽ đi tiêu mỗi ngày 1 lần, phân mềm, không phải rặn nhiều. Có người đi cầu 2-3 ngày 1 lần nhưng phân vẫn mềm thì cũng bình thường. Đi cầu 1 tuần 1 lần, phân thường rắn chắc, phải rặn nhiều là táo bón.

Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân, trước hết là do chế độ ăn ít chất xơ nhiều đồ cay nóng, uống không đủ nước, thói quen sinh hoạt ít vận động làm nhu động ruột cũng yếu, do căng thẳng quá mức, hay do bệnh lý gây rối loạn nhu động ruột, bệnh làm hẹp lòng ruột, do thuốc...

Triệu chứng nôn ra dịch vàng có vị đắng là dịch mật, không phải dịch phân như kiểu tắc ruột, nhưng thỉnh thoảng em vẫn còn hay đau rát bụng, buồn nôn, cộng với tiền căn "2 - 3 năm trước đến nay cũng thường xuyên ngộ độ thực phẩm và đau dạ dày" chứng tỏ dạ dày của em rất yếu, và chế độ ăn sinh hoạt không được tốt cho đường ruột.

Trước hết, em nên thử điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày, gồm ăn thức ăn dễ tiêu, tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả (chuối, đu đủ...), hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, phải uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít nước/ngày, trời nóng hay hoạt động đổ nhiều mồ hôi phải uống tối thiểu 3 lít nước/ngày, hạn chế rượu bia, cà phê, trà đặc, không hút thuốc lá, tăng cường vận động thể lực điều độ. Nếu táo bón và đau dạ dày vẫn không cải thiện thì em cần khám ck tiêu hóa, siêu âm bụng, cần nội soi đại tràng và nội soi dạ dày để loại trừ bệnh lý ác tính gây tắc lòng ruột già và xử trí thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> AloBacsi ơi, em thường xuyên bị táo bón không rõ nguyên nhân?

Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.

Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác.

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

- Khó thải phân, phân khô hay cứng;
- Bụng trướng;
- Đau bụng;
- Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;
- Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

Điều trị bệnh táo bón nhẹ rất đơn giản. Bạn phải thay đổi lối sống, như tập thể dục nhiều hơn và uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày) và ăn thêm chất xơ. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì bạn dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng thiên nhiên như rau mông tơi, đu đủ hoặc chuối.

Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái. Uống nước và cà phê nóng vài phút trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng.

Đối với tình trạng táo bón vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, và thụt tháo. Bác sĩ sẽ không dùng thuốc nhuận tràng quá mạnh trừ khi các cách trên không hiệu quả.

Một thói quen sống lành mạnh là liều thuốc tốt nhất cho bệnh táo bón. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón:

- Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn, như là trái cây, rau củ và cả ngũ cốc;
- Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết ấm;
- Tránh những thuốc không kê đơn như là thuốc chống dị ứng có thể gây ra táo bón.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X