Hotline 24/7
08983-08983

Cơ địa dễ dị ứng thuốc có thể tiêm văc xin COVID-19?

Câu hỏi

Em gần 18 tuổi, có tiền sử dị ứng kèm các triệu chứng như sau: Thuốc hen ventolin (nhịp tim đập mạnh), bambec (tay run), ofmantine (vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy), đôi khi cần thì vẫn uống kèm antibio. Dị ứng tất cả thuốc hạ sốt (nặng nhất là có chất paracetamol, aspirin), chỉ uống được Ibuprofen (dị ứng nhẹ nhất). Em có thể tiêm vắc xin COVID-19 được không? Em cảm ơn.

(Tôn Nữ Yến Vy - yentu...@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

vắc xin phòng COVID-19Nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định có thể được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Chào em,

Nhịp tim tăng khi dùng ventolin, run tay khi dùng bambec và tiêu chảy khi uống ofmantine không gọi là dị ứng, vì đó là tác dụng phụ của thuốc, phản ứng dị ứng là 1 chuyện khác nữa.

Và vì thế, bác sĩ không chắc là em có thật sự dị ứng với tất cả thuốc hạ sốt hay không do đánh giá từ phía em có thể sai lệch vì chưa đủ kiến thức y khoa thôi.

Như vậy, em cứ đăng ký chích ngừa vắc xin phòng COVID theo hướng dẫn của phường xã, cơ quan, còn việc quyết định em có chích được hay không đã có khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa quyết định.

Tất cả những trường hợp có tiền căn nghi ngờ dị ứng thuốc thì đều cần phải báo với nhân viên y tế ở khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa.

Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2-3 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn, dị ứng môi trường, thời tiết… đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định.

Một số người có thể được chỉ định tiêm vắc xin nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vắc xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

Phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Về bản chất, vắc xin ngừa COVID-19 không phải thuộc nhóm giảm đau hạ sốt, do đó người có cơ địa mẫn cảm với nhóm thuốc này không phải là đối tượng chống chỉ định với vắc xin.

Tất cả bệnh nhân nếu từng ghi nhận phản vệ độ 2-3 với thuốc/bất kỳ thứ gì mà tới bv cấp cứu thì cũng sẽ có giấy xác nhận của bv trong lần nhập cấp cứu. Nếu em không có tờ giấy xác nhận này, chuyện dị ứng nặng với thuốc của em là chưa được xác định

Hiện nay, với quỹ vắc xin hiện tại và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và còn kéo dài chưa biết bao giờ dứt, việc chích ngừa phòng COVID không còn tính bắt buộc với người dân nữa, mà ai ai cũng mong chờ được chích vắc xin hết. Hơn nữa, nếu cơ địa em đã "dễ dị ứng thuốc" rồi, nên lỡ nhiễm COVID là càng mệt mỏi hơn nhiều vì có thể phải dùng nhiều thuốc lắm.

Thân mến!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X