Hotline 24/7
08983-08983

Chụp DSA có gây trầy xước mạch máu?

Câu hỏi

Chào AloBacsi,

Em có ông anh ở Quảng Nam vừa bị xuất huyết não, điều trị ở Đà Nẵng. Giờ anh ấy đã khỏe nhưng BS yêu cầu vào Sài Gòn chụp DSA. Em có tìm hiểu qua mạng về kỹ thuật này nhưng vẫn không hiểu được tại sao lại có thể đưa ống từ bẹn lên não? Liệu trên đường đi nó có gây ra xây xước gì không?

Nếu không chụp DSA thì có cách nào khác để khảo sát nguy cơ đột quỵ tái diễn của anh em không, thưa BS?

(Nguyễn Minh Quốc - bạn đọc hỏi qua FB)

Trả lời

TS.BS Trần Chí Cường

TS.BS Trần Chí Cường

Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS

chụp mạch máuDSA là phương pháp điều trị ít xâm lấn

Chào bạn,

DSA là chữ viết tắt của: Digital Subtraction Angiography có nghĩa là chụp mạch máu xóa nền. Hiện nay hệ thống máy chụp DSA ngày càng phổ biến và các phương pháp can thiệp trong lòng mạch máu sử dụng máy DSA ngày càng được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Sau 12 năm triển khai kỹ thuật này tại khu vực phía Nam - TPHCM các BS đã cứu sống hàng nghìn trường hợp bệnh mạch máu não - đột quỵ. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn các BS sẽ luồn các ống thông theo đường động mạch đùi đi đến các mạch máu trên não hoặc các cơ quan khác để điều trị các nơi tắc nghẽn hoặc mạch máu bị vỡ mà không cần phải phẫu thuật như trước đây.

Đặc biệt với phương pháp can thiệp DSA các BS có thể xử lý những bệnh lý phức tạp mà các phương pháp điều trị khác không thực hiện được. Đặc biệt là trong xử lý đột quỵ hiện nay. Phương pháp can thiệp DSA có thể lấy cục máu đông trên não trong khoảng "thời gian vàng" cho các tắc nghẽn mạch máu lớn.

DSA sử dụng tia X để tạo hình ảnh do đó về mặt lý thuyết sẽ có hại đến sức khỏe nếu bệnh nhân và BS tiếp xúc tia X thường xuyên và kéo dài, do đó nếu không có chỉ định thì thông thường các BS không sử dụng DSA cho bệnh nhân. Đối với BS làm thủ thuật DSA về lâu dài phải chịu nguy cơ ung thư, bệnh lý võng mạc, nguy cơ vô sinh cao hơn những người ít tiếp xúc tia X.

Nguy cơ tổn thương do trầy xước mạch máu là có, tuy nhiên, với BS được đào tạo xác suất gây sự cố thấp hơn nhiều so với nguy cơ diễn tiến tự nhiên của bệnh nếu không thực hiện thủ thuật DSA.

Ngoài phương pháp này, việc chẩn đoán có thể dùng các kỹ thuật chẩn đoán khác thay thế như: CT, MRI, có thể cần bơm thuốc tương phản để xem các cấu trúc mạch máu rõ hơn.

Thân mến.

(Trích từ GLTT TS.BS Trần Chí Cường giao lưu “Đột quỵ mùa lạnh: Làm sao phòng tránh?”)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X